TẾT VIỆT
Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) – Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.
Hãy cùng Gia Phả Số Đại Việt đón Tết với những bài viết về văn hóa và truyền thống của dân tộc ta khi đón tết.
Ngoài những món quà ý nghĩa trong ngày tết thì hoàn thành Gia Phả của dòng họ vẫn luôn là điều mà mọi thành viên trong gia đình đều mong đợi, giúp cho các thành viên kết nối với nhau, giúp đỡ nhau, gìn giữ truyền thống, văn hóa và lan tỏa những điều tốt đẹp trong dòng họ
XUÂN QUA NẺO ĐƯỜNG SƠN CƯỚC – 02 THÁNG ĐẦU NĂM
Ngày xuân qua các nẻo đường sơn cước cũng hoa đào nở khắp rừng xanh, mai vàng tung cành nở, oanh líu lo ca, chim đua nhau hót, những hoa rừng rộn lên khúc nhạc yêu đương trong những dịp hội hè, tế lễ, hát xướng, múa ca sau những mùa lúa đã gặt xong
BÀI CHÒI Ở BÌNH ĐỊNH – THÁNG 01
Trò chơi bài chòi này là một lối đánh bài. Các con bài thuộc thứ bài riêng gọi là bài trùng, bài tới, được bình dân hóa bằng những tên dị kỳ, vừa Hán vừa Việt: ẩm ầm, cổ điều,chín cu, chín gối, tám miềng, tám giảy, bảy thưa, bảy hộc, sáu miếng, sáu thưa, năm dụm, ngữ dịt, tứ tượng, cháng boà, cháng hai, nhất trò, nhì bí, tam quản, tứ cảng, ngũ trợt, ực chạng, thất dung, bát bồng… Ví dụ, chúng ta có 23 tên như ở đây. Với mỗi tên dùng cho hai con bài, chúng ta có bộ bài 46 con. Mỗi con bài được dán trên 1 thẻ.
QUAN THƯỢNG THƯỞNG XUÂN – NHÂM THÂN 1812
Nội dung tác phẩm “Quan Thượng Thưởng Xuân” của tác giả Phù Lang Trương Bá Phát
GIAI THOẠI VỀ THƠ KHAI BÚT
Thơ khai bút thường được các nhà thơ viết để nói về con người, cuộc sống, hay nhân dịp đầu năm mới. Chủ đề đa dạng, từ chúc tụng, hài hước, châm biếm….
Để hiểu rõ hơn về thơ khai bút, mời quý đọc giả tham khảo tác phẩm “Giai Thoại về Thơ Khai Bút” của tác giả “Bảng Sơn”
BÓI ĐẦU NĂM
Ở thời xưa, người ta xem bói luận về vụ mùa, thái bình, chiến tranh bạo loạn….
Với nhiều hình thức xem: Xem khí trời, sắc mây, chỉ tay….
Để hiểu rõ hơn về bói ngày xưa xin mời quý đọc giả tìm hiểu qua tác phẩm “Bói Đầu Năm” của tác giả Hồ Hữu Tường
PHONG TỤC TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA MIỀN THƯỢNG Ở BẮC VIỆT
Nguyên đán là một cái Tết chung của những nước bên Á Đông cùng theo Nông lịch tức Âm lịch.
THƯỞNG XUÂN TRÊN CAO NGUYÊN VỚI RƯỢU CẨN CỦA ĐỒNG BÀO THƯỢNG
Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.
TRANH TẾT
Chơi tranh Tết không chỉ là thú vui đơn thuần, còn diễn biến thành phong tục, là nét văn hóađặc sắc thể hiện thế giới quan của người Việt.
CỔ NHÂN VÀ CÁC TỤC LỆ VỀ NGÀY XUÂN
Bắc trung nam 3 miền như một, đều hào hứng đón chào cái Tết mỗi độ Xuân về. Nhưng tùy theo vùng miền mà có những tục lệ về ngày Xuân khác nhau.