Cùng Gia phả Đại Việt tìm hiểu các Tục Hay, Lệ Lạ của Thăng Long- Hà Nội Xưa qua cuốn sách Tục hay, lệ lạ Thăng Long – Hà Nội do PGS. TS Đỗ Thị Hảo chủ biên.

Tục Hay, Lệ Lạ của Thăng Long- Hà Nội
Tục Hay, Lệ Lạ của Thăng Long- Hà Nội

Lời giới thiệu


Nói đền Hà Nội người ta nhớ ngay đến câu:


Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An


Nét thanh lịch ấy được hình thành trải qua bao đời, ăn sâu vào máu thịt của mỗi người Hà Nội và cả những người từng sống và gắn bó với Hà Nội. Nét thanh lịch ấy thể hiện trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử với xóm giềng, với gia đình, bè bạn, với tất cả những gì diễn ra trong sinh hoạt đời thường, để rồi tạo nên một nếp sống đẹp, độc đáo, chỉ Hà Nội mới có.

Và nếp sống đó được phản ánh khá rõ nét trong những Điều ước, Tục lệ, Hương ước, v.v… mà có thể gọi theo một cái tên chung là “Tục lệ” Hà Nội.
Theo lẽ thường chỉ những làng xóm thôn ấp ở nông thôn thì mới có Tục lệ.

Nhưng Thăng Long – Hà Nội tuy là kinh đô, là đô thị lớn nhất của cả nước, song vẫn là “Kẻ chợ” của những “Kẻ quê”. Ở đó có những thôn làng phường phố đan xen và cùng nhau tồn tại qua trường kỳ lịch sử. Trong xã hội Việt Nam xưa các tổ chức này thường đặt ra những Điều ước (Lệ làng) để ràng buộc gắn kết với nhau, đồng thời để điều hòa và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến từng cá nhân, từng cộng đồng.

Hà Nội không nằm ngoài cái chung đó. Điều đáng lưu ý là Tục lệ do dân xây dựng nên, ngay tại địa phương, vì vậy nó phù hợp và thích nghi với tình hình cụ thể của từng địa phương.

Cho đến đầu thế kỷ XX do yêu cầu của Chính phủ Bảo hộ Pháp, các thôn làng, phường phố của Hà Nội cũng như cả nước đã phải tự kê khai “Tục lệ” của địa phương mình theo khuôn mẫu quy định. Hiện nay theo số liệu điều tra của Hà Nội cũ còn lưu giữ được gần 200 bản “Lệ làng” bằng chữ Hần vài chữ Nôm, bản có niên đại xưa nhất là “Tục lệ làng Tương Mai” lập ngày 30 tháng Ba niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 4 (1732).

images965817 anh 5 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tục hay, lệ lạ – làng Đông Ngạc

Từ tháng Tám năm 2008, tỉnh Hà Tây cũ hợp nhất với Hà Nội. Vậy là Hà Nội trở thành một Hà Nội mới rộng lớn hơn với bề dày văn hóa phong phá hơn, đa dạng hơn. Trong đó phải kể đến những “Tục lệ” thành văn và những “Tục lệ” bất thành văn được lưu truyền trong dân gian vẫn còn lại đến tận hôm nay.

Dân gian có câu “Phép vua thua Lệ làng”, điều đó nói lên sức gắn kết của tục làng, lệ làng đối với từng cộng đồng nhỏ, thậm chí nó có thể bỏ qua cả những luật lệ của triều đình phong kiến.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu về Tục lệ Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt là những tục hay lệ lạ hiện còn trong dân gian sẽ giúp mọi người có thể hình dung được mọi mặt sinh hoạt xã hội – hay nói cách khác là thói người nết đất rất đa dạng của Hà Nội xưa, rồi từ đó sẽ dễ dàng nhận thấy những mặt tích cực cần phát huy, những điểm hạn chế cần loại bỏ.

Điểm tích cực của “Tục lệ” Hà Nội là những quy định rất rõ ràng chặt chẽ. Ai vi phạm “Tục lệ” là vi phạm quy định của cả cộng đồng, sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ. Đó chính là cơ sở để giữ yên lệ làng phép họ, giữ yên kỷ cương phép nước. Mà duy trì được kỷ cương phép nước chính là để xây dựng một xã hội có luật pháp, thì bất cứ một chính thể nào, một xã hội nào cũng cần đạt tới.

images 1 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tục hay, lệ lạ – cổng làng Đa Sỹ

Xã hội càng văn minh thì càng phải thượng tôn pháp luật. Phải thấy rằng, nhiều bản Tục lệ Hà Nội đã hàm chứa nội dung rất tiến bộ nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục của làng mình, địa phương mình. Ngay trang đầu bản Tục lệ phường Xã Đàn đã viết:

” … Dạy lòng kính để tôn trọng Thánh Thần, dạy lòng thuận để cho phong tục thuần hậu, dạy lòng hiểu để biết coi trọng nhân luân, dạy lòng đễ để biết phân biệt lớn nhỏ, khiền cho luân lý có trước có sau. Thận trọng suốt đời mà luôn ghi nhớ công lao người đi trước, tất cả những điều này chẳng gì không lấy dân làm gốc… Dù là công hầu khanh tướng, sĩ, nông, công thương, cũng đều từ làng quê mà ra cả. Nếu không nắm vững pháp luật, không lấy lễ nghĩa để răn giới, thì trâu bò (*) Hà Nội cũ tính từ khi chưa hợp nhất với tỉnh Hà Tây. lại lẫn với ngựa ký, mắt cá tưởng lầm ngọc châu, làm sao phân biệt được lớn nhỏ, lấy gì để định lập tôn ti… Cho nên tiếp thu điều phải mà vứt bỏ cái sai, trên dưới hợp hòa thì muôn việc đều thành”.

Có thể nói muôn mặt sinh hoạt đời thường của người Hà Nội đều được quy định ở từng điều mục cụ thể trong Tục lệ của làng, thí dụ: “Trong làng, các việc gian tham trộm cắp đồ vật của người khác, hay dâm bôn loạn luân, bất hiếu bất mục, đang có tang mà tụ tập ca hát đàn xướng nhộn nhịp… thì quan viên Hương lão, Thôn trưởng cùng nhau họp để xử phạt” (Tục lệ làng
Tương Mai).
Mọi người sống hòa thuận gắn kết chặt chẽ với nhau trong tình làng nghĩa xóm. Mỗi người đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với cộng đồng:
“Gặp lúc khẩn cấp như nước to đê vỡ, hoặc hỏa hoạn trộm cướp, trừ những người 60 tuổi trở lên hoặc bệnh tật, yếu đuối, còn nghe hiệu lệnh lập tức phải đến cứu. Nếu ai biếng nhác không đến, Hội đồng xét thực phạt từ 2 đền 5 hào.
Trong khi làm việc chung ai bị thương thì làng cấp tiền chữa thuốc, bị trọng thương thành tật làng cho một xuất Kỳ mục, bị thương đến nỗi chết thì làng cấp cho 20 đồng tiền tuất và cả làng đều phải đi đưa ma” (Lệ làng Nam Đồng, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).

Hay như về cứu hỏa – Hương ước làng Xa Mạc huyện Yên Lạc, tỉnh Phúc Yên (nay thuộc xã Xa Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội) ghi rõ:

“Sự cứu hỏa tai cần phải có đồ chữa mới được. Nếu cứ tay không chạy đến mắt giương mà trông, dầu trăm nghìn người cũng là vô ích. Vậy là trích tiền công sắm lấy cái câu liêm thật tốt và sắc để ở điếm canh. Nhà nào bất hạnh bị hỏa tai thì tuần đem ngay đến cứu.

Nếu cần phải dỡ tắt khúc thì các câu liêm ấy kéo dỡ ngay đi và mỗi nhà phải sắm một cái ống vẩy nước (trừ nhà gái góa con côi) làm bằng tre bương dài độ một thước tây, đầu để vẩy nước vạt nhọn móng lợn. Ống của nhà ai khắc tên chủ của nhà ấy vào.

Hễ nghe hiệu biết chỗ nào cháy thì mỗi nhà cần phải có một người đem cái ống ấy đến lấy nước chữa cháy. Sự chữa sắp xong Hương hội, Lý Phó và Trương tuần phải đến ngay xem số ống có đủ hay không. Nếu thiếu ống nào, hay ống nào không có dầu nước ướt thì gia chủ có ống ấy phải phạt 5 hào. Còn như các nhà bị cháy,
Hương hội phải đến xét xem khởi tự đâu, về duyên có gì? Nếu vì thực là bất ý thì tha không phạt. Hoặc xét ra người nào có ý đốt nhà để làm hại người ta, hay đốt nhà để hôi của nhà khác thì Hương hội bắt giao Lý trưởng giải trình

Cũng để khuyến khích việc học, tấm bia đá thôn Hữu Đạo (nay thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) khắc 37 điều ước thệ: “Nếu ai vi phạm sẽ bị quỷ thần chu diệt”.

Điều 19 lại ghi rõ: “Cấm thầy đồ mở trường dạy học ở trong thôn thu tiền học phí một cách tàn nhẫn”…

Sở dĩ “Tục lệ” của làng có sức mạnh hơn cả “Phép vua” bởi lẽ nó gắn chặt với cộng đồng mà tối lửa tắt đèn có nhau. Mọi người đều có chung quyền lợi và nghĩa vụ.

Ai cũng tự hào vì mình là một thành viên của cộng đồng và thấy “sợ”, “xấu hổ” khi làm những việc sai trái ảnh hưởng đền mọi người. Ngược lại cộng đồng cũng đặt ra những biện pháp về kinh tế (phạt), đánh vào lòng tự trọng, loại ra khỏi cộng đồng để ràng buộc và chế ngự lẫn nhau, khiến cho cuộc sống làng xóm phố phường nơi nào cũng thuần phác đôn hậu, yên bình.

Ví dụ, Lệ làng Ngọc Hà quy định: “Những điều cấm như buôn rượu lậu, hút thuốc phiện, mở sòng bạc và bài lá lấy hồ, những người phạm tội đó dù đã bị trị tội nhưng làm mất phong thể của làng, nên làng phạt không cho dự tế tự ở chốn đình trung và không được can dự vào bất kỳ việc gì của làng”.

Có thể nói từ những quy định về vệ sinh trong ngõ xóm như: “Cấm không ai được vứt rác bẩn ra đường và làm nhà xí bên cạnh đường, trâu bò đi trên đường mà phóng uế ra thì phải dọn ngay, ai vi phạm bị phạt từ 1 đến 5 hào”. Hoặc “những đồ dùng của người ốm, người chết cấm không được vứt xuống hồ, ao.

Lại cấm không được làm chuồng lợn, chuồng tiêu cạnh hồ ao, đổ rác rưởi xuống hồ ao. Ai vi phạm bị phạt 3 hào” (Lệ làng Đông Trù, huyện Đông Anh). Cho đến việc tang ma: “Tang lễ là việc đau buồn, thế mà người ta cứ quen thói làm cỗ bàn mời khách như đám hội thật là trái lễ.

Nay làng bỏ thói đó đi… Tang chủ chỉ được mời những người hộ lễ và người giúp việc chứ không được làm cỗ mời làng. Dù là người trong giáp hay ngoài làng sau khi an táng xong thì vái tang chủ ngay ngoài mộ rồi về, không được vào nhà tang chủ ăn uống.

Tang chủ cũng tạ ơn hàng giáp hay người làng ngay ngoài mộ, không được mời khách về nhà” (Lệ làng Đông Trù). Lại như cách đối xử với người tu hành thế nào cũng được ghi vào Lệ:

“Chùa trong phường do sư nữ trụ trì đèn hương thờ Phật, là nơi vô cùng thanh tịnh. Phàm đàn ông trong phường không có việc gì mà ngày đêm cứ qua lại thấp thoáng trước ban thờ là để dụ dỗ sư nữ. Còn đàn bà xúm xít vây quanh trong chùa là để tìm cách kiếm chác.

Bản phường bắt được , lập tức phạt đánh 50 roi, Ai biết mìm cách không bộo tả cùng bị tội như thể, để giữ nghiệm Khoán lệc nha phường Xã Đàn).

Nếu loại đi tất cả những hử tực như khao vọng, chè chén, sự bất bình đẳng về ngôi thứ, sự khắc nghiệt đến tàn nhẫn đồi với phụ nữ của ngày sinh dãng rằng những điều mực trong “Tục lệ đã góp phẳẩn không nhỏ tạo nên nét thanh lịch, những thuần phong mỹ tục của người Hà Nội.

Ngoài những bản Tục lệ thành văn hiện còn được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cúu Hần Nôm, Viện Thông tin Khoa học xã hội, và ở một số địa phương, hiện Hà Nội còn không ít những Tục lệ đã in sâu trong ký ức những người gia cả, và trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nhiều Tục lệ vẫn còn hiện hữu đến tận hôm nay.

Trong những năm qua, Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội đã triển khai công tác sưu tầm tại tất cả các quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Kết quả cho thấy kho tàng Tục lệ bất thành văn của Hà Nội thật đồ sộ, phong phú và vô cùng đa dạng.

Có điều lý thú là dù bất thành văn nhưng đời nối đời mọi người dân đều tuân thủ một cách nghiêm cẩn, háo hức và hồ hởi. Bởi lẽ Tục lệ chính là thói quen lâu đời được mọi người công nhận và làm theo, nó còn là những quy định được hình thành qua thời gian, đã trở thành nền nếp để mọi người theo đó mà làm.

Vì thế Tục lệ đã phản ánh được những nét đặc trưng trong đời sống tâm linh cũng như trong sinh hoạt văn hóa của từng cộng đồng ở từng địa phương cụ thể. Xin điểm qua một vài “Tục hay, Lệ lạ” của Thăng Long – Hà Nội xưa. Về tục Kết chạ, tương truyền vào đời Lê dân làng Cự Đà nay thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm có người nổi lên chống lại triều đình, vì thế tất cả nam giới trong làng đều bị giết sạch để tiệt mầm phản loạn.

Bấy giờ trong làng có một bà làm vú nuôi của Hoàng tử trong cung. Bà được nhà vua vô cùng tin cẩn. Hay tin quê nhà bị tàn phá, giết chóc, bà năn nỉ xin vua tha tội chết cho làng. Nhà vua ưng thuận song bắt lập Khoán ước không cho số đinh trong làng vượt quả 100 người.

Dân làng lục tục kéo nhau về nhưng nam giới chỉ còn có một người. Thể là những việc từ lớn đến nhỏ đều phải nhờ làng An Đà (thuộc xã Lê Xâ) giúp đỡ. Từ đó hai làng vì tình nghĩa giúp nhau trong nguy nan hoạn nạn, vui buồn cùng chia sẻ mà kết chạ với nhau, Cự Đà là chạ ngoài, An Đà là chạ trong, họ gọi nhau là anh, em, chạ anh, chạ em.

Cũng có khá nhiều làng xã có tục kết chạ với những duyên do khác nhau, song tất thảy đều dựa trên cơ sở tình nghĩa gắn kết bền chặt, tôn trọng lẫn nhau. Ví như làng Áng Hạ (xã Lê Thanh), làng Thành Vật (xã Đồng Tiến) huyện Mỹ Đức gần 300 năm kết chạ, đi đường gặp người lớn tuổi, mọi người đều tôn trọng gọi là “Bố”, “Mẹ”.

Lại có những Tục lệ khá độc đáo hiểm nơi có, đó là tục tôn tuổi ở làng Triều Khúc (thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Các cụ già trong làng vẫn kể lại rằng: Ngày xưa (chẳng biết tự bao giờ) có một vị quan trong triều về kinh lý tại làng, ra đón quan toàn những người ít tuổi.

Hỏi ra mới biết không phải làng không tôn trọng quan mà vì dân làng ít người sống thọ. Biết sự tình như vậy, vị quan liền dâng biểu lện vua xin ân tứ cho dân làng được tăng thêm hai tuổi. Cứ 48 tuổi được tôn thành 50, được miễn mọi phu phen tạp dịch. Lạ thay từ đó trở đi tuổi thọ của dân làng ngày một tăng cao; 48 tuổi được tôn 2 tuổi gọi là ông Bô, 68 tuổi được gọi là cụ Thất, 78 tuổi gọi là cụ Bát, 88 tuổi gọi là cụ Cửu…

Cảm ân đức của vua, người làng Triều Khúc vẫn còn giữ lệ này đến tận hôm nay. Lại có những lệ tục hiếm có và có thể nói là “độc nhất vô nhị”, đó là tục Chạm ngõ ở làng Chể – tên chữ là làng Tri Chỉ nay thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên.

Không biết có phải vì lời nguyền “Bước chân đi cẩm kỳ trở lại”, mà ở Tri Chỉ khi nhà trai đi dẫn lễ chạm ngõ nhà gái, do một sơ suất nào đó mà trốt đi quá nhà gái độ mươi nhà thì dứt khoát không được quay lại, vì tục làng như thế nên họ cứ đi tiếp và rẽ vào một nhà nào ở phía trước cũng có con gái chưa định nơi chốn để dẫn lễ.

Cũng vì tuân theo lệ làng và tin vào “duyên số trời định” nên nhà gái đó vẫn sẵn sàng nhận lễ để sau đó đám cưới của đôi trẻ được diễn ra vui vẻ, sống hòa thuận ăn đời ở kiếp với nhau đến đầu bạc răng long. Và còn biết bao Tục hay Lệ lạ khác như lập “Hội làng văn” ở làng Giầu, nay là xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức.

Trẻ em trai đến tuổi đi học (7 đến 8 tuổi) mới được vào Hội. Để xin cho con em vào Hội, trưởng tộc phải biện cơi trầu, cút rượu để trình với làng. Đặc biệt mỗi gia chủ phải nộp một seo tre (gốc tre giống) trồng vào lũy tre chắn sóng dọc theo bờ đê trước Đình làng, trình các già làng và làm lễ xin Thần chứng giám.

Cứ mỗi năm một lần trồng, từ mấy seo tre ban đầu dẫ rớ thành tây tr rững chấc giữa de khi nước lũ tràn vẻ, giữ làng khi giặc đến xâm phạm.

Hay như tực “Tết nhấy” của người Dao – Ba V, tụC “Cánh đầu ma” làng An Thình- Đan Phượng, tực “Làm con mày” làng Đa ST – Hà Đông, tực “Bầu Hậu” làng Khúc Thủy – Thanh Oai, tục “Khao con dâu” ở Phú Xuyên, tục “Tế cột mốc làng Thụy Hà – Đông Anh, tục “Cổ đêm Tráng Việt” Mê Linh… khó có thể dẫn ra hết được.

Về phương pháp biên soạn sách Tục hay, lệ lạ:

Nội dung cuốn sách “Tục hay, lệ lạ” gồm hai phần:

– Những bản Tục lệ thành văn hiện còn lưu trữ được.

– Những Tục lệ bất thành văn còn lưu truyền trong dân gian.

1. Đối với những bản Tục lệ thành văn hiện còn lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hần Nôm, Thư viện Khoa học xã hội và các địa phương… viết bằng chữ Hần hay chữ Nôm, đã được công bố trên các ẩn phẩm hoặc chưa, chúng tôi tuyển chọn và ghi rõ xuất xứ cụ thể.

2. Về thứ tự sắp xếp: Để tiện việc tra cứu, những bản Tục lệ của các quận nội thành Hà Nội được xếp trước, thứ đến là các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây. Tất cả đều được xếp theo vần A, B, C…. 3. Đối với những “Tục lệ” bất thành văn được sưu tầm trong dân gian: Tất cả đều được sắp xếp theo vần A, B, C… theo tên cũ của địa phương (có ghi rõ tên mới hiện nay). Ở mỗi Tục lệ đều ghi rõ tên người sưu tầm.

Sau hơn 60 năm giải phóng, Hà Nội đã và đang thay da đổi thịt. Người Hà Nội thanh lịch hôm nay không còn phải lo chuyện cơm no áo ẩm mà đang tiền những bước dài hướng tới cuộc sống sung túc phong lưu. Đặc biệt đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, để xứng tầm với một thủ đô văn hiến hơn nghìn năm tuổi.

Cùng với cả nước, Hà Nội đang thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nếp sống *văn minh, gia đình văn hóa”. Thực chất đây là sự kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông mà phần nào đã được thể hiện qua những phong tục tập quấn, qua những Tục lệ của phường phố, của thôn dã xóm làng. Việc kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị văn hóa mới để Hà Nội thanh lịch, cổ kính, nhưng không cổ hủ.

Việc xây dựng một Hà Nội văn minh, hiện đại nhưng không lai căng, không chỉ là trách nhiệm của hôm nay mà còn là trách nhiệm của những thế hệ mai sau. Việc sưu tầm, tuyển dịch và giới thiệu một số Tục lệ của Thăng Long – Hà Nội xưa hy vọng có thể gợi mở phần nào “cái chất, cái cốt lõi” tạo nên nét thanh lịch của người Hà Nội xưa và nay, nhất là lại vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử (1945-2015).

PGS. TS. ĐỖ THỊ HẢO

Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

Giải pháp công nghệ giúp làm gia phả vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí

Trước đây, việc làm gia phả thủ công tốn nhiều thời gian, chi phí, một thời gian sau phải thuê thiết kế lại khi có cập nhật thành viên, không chủ động trong quản lý.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ phát triển thì việc quản lý nhiều thành viên, nhiều đời trong họ lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí khi có các loại phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ như:

Phần mềm Gia Phả Đại Việt

Phần mềm Quản Lý Gia phả

Phần mềm Gia Phả Số Đại Việt

Giao dục dòng họ bằng Gia phả
Hình ảnh minh hoạ _ phả đồ dòng họ_ Tục hay, lệ lạ

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1210, tòa nhà Trinity Tower Số 145, Đường Hồ Mễ Trì, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Website : https://giaphaso.com

Hotline/Zalo: 0979.33.88.11
Email: hotro@giaphadaiviet.com

FacebookGia Phả Đại Việt

#Tục hay, lệ lạ – Thăng Long Hà Nội

Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ_ Tục hay, lệ lạ _ Tục hay, lệ lạ