I. Phong tục chơi tranh Tết

Chơi tranh Tết không chỉ là thú vui đơn thuần, còn diễn biến thành phong tục, là nét văn hóađặc sắc thể hiện thế giới quan của người Việt.

Tranh Tết chính là loại tranh “khu hung nghênh tường” (tống tiễn những cái cũ, xấu (họa) để đón nhận những điều mới mẻ, tốt lành (phúc). Tự bao giờ, dọn dẹp nhà cửa, treo tranh ngày Tết không chỉ là hoạt động trang hoàng nhà cửa đơn thuần, đó còn là một liệu pháp tâm lý, thậm chí mang tính tâm linh của người Việt, nhằm cầu chúc cho một năm mới an lành, thịnh đạt, gia môn hạnh phúc, con cháu đông đàn, người già thì sống lâu, con trẻ khỏe mạnh, gia chủ làm quan thì quan lộ hanh thông, buôn bán thì thuận đường làm ăn, làm nông thì được vụ mùa tươi tốt. Và hơn tất cả, người Việt ưa chuộng hòa bình, luôn mong muốn đất nước thái bình, dân sinh, vật thịnh. Với những nhu cầu tự thân như vậy, dân gian thường tự mua tranh về để treo, dán, trang trí nhà cửa; mua nhiều hay ít tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng hầu như nhà nào cũng sắm và treo tranh ngày Tết.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về đặc điểm nổi bật “Tranh Tết” mời quý đọc giả tham khảo Bài viết về “Tranh Tết” của tác giả Nguyễn Bá Lăng

II. Nội dung tác phẩm “Tranh Tết” của tác giả Nguyễn Bá Lăng

Trước đây ở miền trung châu Bắc Việt, mỗi dịp muôn nhà sửa soạn đón Tết mừng xuân, thì từ chốn thôn quê đến nơi kẻ chợ lại xuất hiện một loại tranh màu gọi là tranh Tết.

Tranh Tết được chuẩn bị từ tháng Một ta, đợi đến những ngày cuối năm mới tung ra thị trường. Vì vậy tranh
Tết gợi nên hình ảnh mùa xuân tươi thắm đang về.

Tranh Tết, như một tập quán, đã trở thành một vật hầu như không thể thiếu sót trong những ngày đầu năm mới năm mẻ. Tranh nở rạng rỡ trên hè phố, góc đường, cửa đình, góc chợ, treo bày một cách dễ dãi để bán cho đủ hạng người đem về trang hoàng nhà cửa. Từ nơi cửa rộng tường xây đến nơi cổng tre vách đất hay nơi phên liếp lều tranh đều đượm vẻ hân hoan tươi sáng, ngời lên nét mực màu tranh trong những ngày giờ tràn trề hy vọng trước một năm mới, một dịp để gầy dựng lại, một dịp ôn lại năm cũ vừa đi vào kỷ niệm.

ve tranh tet cho hoa Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tranh Tết

Tranh Tết là một loại tranh bình dân hoàn toàn khác lạ lối tranh Tây mà lại không trau chuốt như tranh Tàu, loại này cũng thường bán xen lẫn với tranh Tết của ta.

Tranh Tết truyền thống của ta nom dung dị hồn nhiên đến độ người khó tính sẽ đánh giá nó thấp kém. Quan điểm này đúng phần nào nếu xét các tranh in lúc sau này bôi phẩm màu cứng cỏi trên giấy nhật trình hay giấy lộn.

Trái lại, nếu ai thưởng thức những tờ tranh in nét đen thanh đậm uốn lượn trên nền giấy điệp, giấy hoa hiên với những quệt màu thuốc bột, sắc dịu mà tươi, mới thấy cái quyến rũ và nhận ra rằng hội họa dân tộc có chân giá trị.

Tranh Tết với kỹ thuật in mộc bản thô sơ, nét vẽ không cầu kỳ mà phóng túng, màu sắc lại giản dị hẳn đã chỉ rõ cái xuất xứ bình dân của nó. Tranh Tết phản ảnh một cách chân phương con người bình dân trong xã hội Việt Nam với những rung cảm riêng biệt của họ.

Tuy nhiên, cùng một cơ cấu xã hội, cùng một sinh hoạt của nông dân nước Việt, miền Nam này hầu như không biết đến tranh Tết nhưng đã có mai vàng, dưa hấu trong việc tô lục chuốt hồng.

Tranh Tết có một đặc điểm là không cho biết người vẽ là ai. Người vẽ tranh Tết xưa không cố ý tạo ra những kiệt tác hội họa vì chính ngay những tác giả này hầu hết không ai ghi lại tên hiệu gì cả những tranh Tết đã có những giá trị riêng biệt nhất là đã phản ảnh một cách chân phương những rung cảm của người bình dân và những nét sinh hoạt của xã hội Việt Nam qua những thời đại khác nhau.

Cùng với tranh Tết ta cũng nên kể những tranh diễn tả Iết Trung thu và những dịp hội hè khác, hoặc để tài tôn giáo.
Riêng tranh Tết, để tài đã rất phong phú, thông thường trông thấy thế nào, vẽ gì thì người ta gọi tên tranh như thế.

Tiêu biểu hơn hết là tranh gà, tranh lợn, tranh ếch, tranh chuột, tranh hứng dừa, đánh ghen, đề tài và nét vẽ rất Việt Nam, rồi đến tranh tiến tài, tiến lộc, ông tướng, mượn đề tài Trung Hoa, thứ đến tranh lịch sử: Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, vua Đinh,… tranh điển tích Thạch Sanh, chúa Ba, chùa Hương, v.v. và những tranh diễn tả nếp sinh hoạt nông thôn và thành thị nhìn theo khía cạnh châm biếm ngộ nghĩnh.

dh mua lan Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tranh Tết

Theo nội dung, tác dụng và ý nghĩa của tranh ta có thể xếp theo những loại sau đây:

  1. Tranh chúc tụng, cầu ước gồm, những tranh Bách phúc, Tam đa, Tiến tài tiến lộc, Tích ngọc đôi kim, Hòa hợp bình an, Đinh tài lưỡng vượng, Vạn đại tử tôn, với những vật tượng trưng như quả đào (thọ), quả lựu (nhiều con cháu), con gà (kê – cát = điềm lành) gà, lợn mẹ con đầy đàn tượng trưng cho sự no đủ hạnh phúc.
  2. Tranh lịch sử, gồm những: bà Trưng cưỡi ngựa, bà Triệu cưỡi voi, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng đứng trên lưng rồng, Ngô Quyền chỉ huy chiến thuyền.
  3. Tranh điển tích tôn giáo: sự tích chúa Ba, chùa Hương, Đường Tăng thỉnh kinh, Bát Tiên, Ngưu Lang Chức Nữ…
  4. Tranh kể chuyện: sự tích Thạch Sanh, Truyện Kiều, Tam quốc, Chiêu Quân cống Hồ, Hoa Tiên, Lục Vân Tiên gồm nhiều ít bức tùy truyện dài ngắn.
  5. Tranh giáo dục luân lý: Nhị thập tứ hiếu và những châm ngôn.
  6. Tranh giai cảnh, tố nữ, tranh tứ thời trình bày theo lối cổ đồ hoặc hoa điểu, thắng cảnh, 4 bức treo thành bộ tứ bình.
  7. Tranh châm biếm, khôi hài: Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột, Hứng dừa.
  8. Tranh sinh hoạt xã hội: tứ dân: sĩ, nông, công, thương, mục đồng, canh điền, các trò chơi, trường thi, phong tục cải lương, văn minh tiến bộ, loại sau này thường đượm vẻ khôi hài ít nhiều.
  9. Tranh Trấn trạch: Môn thần; Vũ đinh, Thiên ất, Bát quái, tử vi, trấn trạch.
  10. Tranh thờ: Táo quân, thổ địa, tiên sư và những tranh về chư vị, ngũ hổ, tranh Phật giáo: Quan Âm, Di Lặc…
gioi tre tuc le chuc tet dau xuan 203213520 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tranh Tết- Sum họp gia đình

Loại tranh này không hẳn là tranh Tết nhưng thường được trang hoàng thay mới vào những dịp Tết.
Ngoài ra, vào dịp Tết, người ta còn thấy những thầy đồ, thầy khóa khéo tay vẽ những tranh thủy mặc, tứ bình hay sơn thủy có đề thơ treo bày bán kèm với những câu đối viết sẵn, những hoành phi đại tự viết trên giấy vàng sắc bạc, hoặc giấy hồng điều sắc vàng.

Riêng về loại tranh chúc tụng, điềm may, điềm lành. Mỗi kiểu có một nguyên lai và một ý nghĩa riêng. Một số lớn những đề tài loại này đã mượn đề tài của Trung Hoa, vì vậy giống tranh Tàu, trong bố cục và hình vẽ, tuy nhiên, với khiếu thẩm mỹ và kỹ thuật của người mình nên tranh Tết có những nét vẽ và màu sắc riêng, dần dần xa tranh Tàu mà có tính chất của ta hơn.

Trong loại tranh này ta thấy quen thuộc nhất là những tranh Tiến tài tiến lộc vẽ hai ông áo dài, đội mũ chính trong quỳ hoặc đứng đối diện nhau, một ông dâng một cuốn thư đề chữ “tiến tài”, một ông dâng một trái đào đề chữ “tiến lộc”.

Hai ông này thường được dán ngay nơi cửa vào, nhưng ở nơi cổng chính vào nhà thì người ta lại treo hình hai ông tướng. Theo người Trung Hoa gọi là môn thần. Điển tích như sau: vua Đường Thái Tôn (627 – 650) có lần ốm trông thấy oan hồn ma quỷ hiện đến ám ảnh, phải nhờ đến hai quan võ thân tín là Tần Thúc Bảo và Hồ Kính Đức bận giáp trụ cầm khí giới đứng canh ở cửa cung, ma quỷ thấy hai ông oai phong lẫm liệt không dám bén mảng đến quấy nữa.

Nhà vua ngủ mới yên giấc, nhưng sợ làm mệt nhọc quá nhiều hai bầy tôi thân tín, nên vua sai vẽ hình tượng hai ông mà
dựng nơi cửa cung, ma quỷ không thấy xuất hiện nữa. Từ đó dân chúng bắt chước, vẽ hình hai ông ở cửa nhà và thành tục lệ vẽ hai ông tướng canh cửa. Tuy nhiên, những ông tướng canh cửa của ta trên tranh Tết lại đề tên là Vũ Đinh và Thiên Ất có khi ghi kỹ hơn những câu: khử bạc trừ hung, phù nguy cứu nạn.

Tranh cầu chúc hay mang điềm lành còn có vẽ những chú bé ăn mặc tươm tất, đầu có để trái đào, ôm một con cá, sau lưng có bông sen. Tranh có thể giải nghĩa như sau: có chữ Hán là ngư, gần âm thanh dư là thừa, đồng tử liền với hoa sen chữ Hán là liên, đọc nhanh ghép hai tiếng tử cộng liên là thành đồng tiền. Vậy ý bức tranh có thể đọc như lối chiết tự là dư đồng tiền.

cau be om coc JPG 2345 1518433730 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tranh Tết_ Tranh cầu chúc may mắn
  • Tranh gà: có gà trống, phát âm Hán Việt là kê, gần tiếng cát = hình dung cho điềm may mắn tốt đẹp.
    Ngoài ra còn là hình ảnh gợi hòa bình và can đảm.
    Gà mái với đàn con ý chúc nhiều con và hạnh phúc gia đình đầm ấm.
  • Tranh lợn và bầy con cùng có ý nghĩa tương tự thêm điều no nê đầy đủ.
  • Tranh chú bé mặc áo đẹp, đeo khánh vàng, ngồi xem cá vàng bơi trong chậu pha lê, có thể đọc ra là:
    “phúc khánh hữu dư”.
  • Tranh vẽ bốn chú bé, chú thứ nhất cầm cành táo (tảo), chú thứ hai cầm sênh (sinh), chú thứ ba cầm cái triện (dấu hiệu của quan văn), chú thứ tư cầm cây long đao (dấu hiệu quan võ). Tranh này ý chúc rằng: “tảo sinh quý tử”.
  • Tranh vẽ một bầy con nít cầm chơi một dây bầu; ngoài ý nghĩa do chủ đề “vạn đại tử tôn” còn có ý nôm na là con cháu dài dòng đông đúc như dây bầu dây bí.
  • Loại tranh điển tích có một số diễn tả những câu chuyện Trung Hoa như Tam quốc, Tây du, những tranh khác diễn tả những câu chuyện hoàn toàn Việt Nam như Thạch Sanh, Lý Thông, Tống Trân, Cúc Hoa.
  • Những tranh mang đề tài tôn giáo như sự tích chúa Ba, chùa Hương cũng đã bước sang phạm vi có tính chất Việt Nam.

Cũng như những tranh diễn tả mọi nếp sinh hoạt của xã hội Việt Nam, thời xưa có tứ dân: sĩ, nông, công, thương.
Cùng với tranh hội hè trò chơi thời cận đại hoặc những hình ảnh về cải lương phong tục.

Những hình ảnh này đượm vẻ đí dỏm nhất là những tranh khôi hài, châm biếm hoàn toàn tính chất người bình dân Việt Nam. Tranh đám cưới chuột là một tranh ngộ nghĩnh châm biếm vấn đề hối lộ. Đến như mèo kia đã nhận của đút rồi thời chuột cứ việc nhơn nhơ chẳng còn sợ hãi gì. Tranh thầy đồ ếch cũng là loại tranh khôi hài: thầy đồ ngồi oai như “cóc cụ” sập chạm chân quỳ.

Trước mặt án thư đầy đủ điếu đóm, nghiên bút, chén trà. Bên án, một tên học trò đem sách lên đọc bài, phía sau một tên không thuộc bài đang bị đánh đòn. Bên kia ấn thư, một tên xách ấm rót nước và trưởng tràng đang chỉ bảo cho đàn em.

  • Tranh đánh ghen vẽ bà vợ cả búi tóc ngược sấn đến khủng bố bà vợ bé, nhưng lũ con nít giữ lại và bà vợ bé được ông chồng tìm cách che chở. Tranh đề: “Muôn vẻ thanh, tham vẻ quý”.
    Tranh hứng dừa vẽ hai người đàn ông đóng khố leo cây hái trái ném xuống cho hai người đàn bà kéo váy ra đỡ. Tranh đề: “Trong như ngọc, trắng như ngà” để tả cùi dừa và nước dừa, nhưng cũng còn ám chỉ đến da dẻ người đàn bà.
  • Tranh sinh hoạt xã hội có nhiều chi tiết lý thú sống động vì ghi toàn những cảnh thấy tận mắt và biểu lộ vẻ yêu đời, yêu thái bình an lạc, nhất là trong những cảnh sinh hoạt nông thôn và hội hè.
  • Bức tranh “Canh nông vụ đồ” vẽ tất cả những giai đoạn của một vụ lúa từ cuốc đất, tát nước, cày bừa, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt hái từ nơi đồng ruộng gánh về nhà để đập, giã, xay, sàng thành thóc thành gạo cho người, cho gia súc gồm lợn gà chó chim ăn.
    Tranh đề những câu “Nông giả thiên hạ bản dã” (nghề nông là căn bản của thiên hạ) đề cao thiên chức của con nhà nông và “Giời cho thịnh vượng” tỏ lộ vẻ sung sướng của con người làm ăn chăm chỉ được Trời Phật độ trì.
  • Tranh vẽ bác thợ cày, thợ bừa ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây, ở trước mặt có chim đậu trên lưng trâu hay hót trên cành, có đề câu: “Thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc”, diễn tả vẻ thảnh thơi và điều ước vọng của người dân Việt Nam.
  • Tranh du xuân đồ, vẽ những cảnh vui chơi hội hè, gồm có hát ả đào, đánh vật, đánh bài phu.
    Có bốn câu đề vịnh:

Thời bình mở hội xuân,
Nô nức quyết xa gần,
Nhạc dâng ca trong điện,
Trò thưởng vật ngoài sân.

  • Tranh thưởng xuân đồ vẽ những cảnh vui chơi xóc đĩa, có đề:

Bốn đồng trong chậu lấy,
Mua bán mãi liền tay.
Rượu chè dù thích chí,
Thua, được lại càng say.

Trong tranh có vợ chồng chủ sòng ngồi đếm tiền hồ, có nhà cái, nhà con sát phạt nhau, một bà vợ đến “tóm chơm” ông chồng lôi về:

Ông Hai xóc đĩa mời về,
Gái này đương muốn ngứa nghề với ông.

  • Phương ngôn đồ là tranh vẽ diễn ý những câu phương ngôn thường thức có tính chất giáo dục và xử thế:
  • Có phúc có phận.
  • Có phúc gặp Phật.
    Trọng già, già để tuổi cho.
  • Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
  • Thuyền theo lái.
  • Bắc cầu mà noi (nếu đủ câu phải thêm chớ ai bắc cầu mà lội).
  • Nói người ngẫm đến ta.
  • Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn v.v..
  • Tranh tố nữ vẽ bốn người đẹp xưa, tóc bỏ đuôi gà, áo quần tha thướt, ngồi đánh đàn nguyệt, đàn tỳ, thổi sáo, múa sênh một cách thư thái phong lưu.
  • Tranh tích chuyện làm ta tò mò theo dõi các nhân vật trong những cổ tích liệt truyện, sống động trong các khung cảnh non nước, thành quách, thanh phong minh nguyệt, mai nở bên sân, phù dung lấp ló đầu tường, liễu rủ đầu cầu, thông già phơ phất trên lầu mái cong, tóm lại toàn những cảnh đưa ta về cõi mộng vàng xa xưa.
  • Tranh thờ là loại tranh khổ lớn vẽ Thần thánh,Phật, Bồ Tát. Chư vị gồm có hình những Đức thánh mẫu, những ông Hoàng, những cậu Quận, những cô Nàng, v.v.. Tranh do người vẽ quá quen tay, vẽ rất nhanh mà bố cục vẫn vững vàng, nét vẽ già dặn, tỏ lộ cảm ứng nồng nàn, tưởng tượng phong phú của họa công. Những gương mặt trong tranh thường tươi cười hơn là nghiêm trang trịnh trọng, còn màu tranh thì rực rỡ, hồn nhiên, đôi khi có tô điểm thêm ngân nhũ, kim nhũ cho thêm sang, thêm quý.
  • Tranh Hương chủ dán thay cho bàn thờ gia tiên, nên đã vẽ lại cách bày biện một bàn thờ tổ, kiểu xưa như thế nào, trên đầu tranh có đề ba chữ: Phụng tiên đường. Cố nhiên là bàn thờ bài trí theo luật triệt để cân đối, nhưng tranh tĩnh vật này cũng có màu sắc đầm ấm, vui vui và rất “ta”.

Tuy là tranh bình dân, nhiều bức tranh thờ trông rất đẹp và có giá trị như tranh Ngũ hổ, nay được liệt vào hạng tiêu biểu cho nghệ thuật cổ truyền Việt Nam.
Nói riêng về màu sắc của tranh Tết thuần túy, ta nhận thấy những tranh xưa trông tươi thắm mà dịu mát, rất gợi cảm. Lý do là vì tranh xưa in bằng màu thuốc lấy ở thảo mộc ra khác với lớp tranh in gần đây, nét vẽ đã vụng cứng, lại bôi phẩm màu kim loại trông sặc sỡ, gắt gỏng.

Tranh xưa màu đen ấm cúng, êm như nhung, màu trắng ánh như xà cừ, màu lá mạ gợi lên màu ruộng xanh non dưới
bầu trời xuân, màu hồng mượn sắc hoa sen trong hồ mùa ha, màu nâu non và màu lục là màu thường thấy ở áo, ở thất lưng thôn nữ hòa hợp cùng màu yếm trắng, yếm đào.

Trong một tập xuân văn nghệ, nhà văn Lê Văn Hòe có viết:

“Tranh gà lợn đỏ như xôi gấc, vàng như màu lúa chín, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc quen thuộc, thân mến từ bao nhiêu đời rồi.
Những màu sắc ấy in sâu vào tâm não nông dân, hết thế hệ này đến thế hệ khác thành các màu sắc dân tộc rồi. Những màu sắc xanh đỏ chói rực của tranh Tây, tranh Tàu nó chướng quá, nó không mộc mạc quen thuộc như màu xanh, đỏ thô kệch, điềm đạm, thật thà của tranh lợn, tranh gà”.

Theo sự khảo cứu của M. Durand trong “Tranh bình dân Việt Nam” (Imagerie populaire Vietnamienne) thì những nhà làm tranh phân ra 6 màu chính và 3 màu pha.
Màu chính và sắc đậm lạt của mỗi màu là:

  1. Màu đỏ với các sắc đỏ son (mào gà), đỏ tía (điều), đỏ tím thẫm (cánh quế), hồng tươi (cánh sen), hồng mát (hoa đào), phớt hồng như phấn
  2. Màu vàng có vàng thẫm (vàng nghệ) và vàng nhạt (màu hoàng yến)
  3. Màu trắng hay màu nguyệt bạch
  4. Xanh lục hay xanh lá cây
  5. Xanh lam hay chàm
  6. Cá vàng hay hoa hiên
    Màu pha gồm có:
    Màu đỏ vàng trộn với phẩm điều thành màu son
    Màu son trộn với đen thành nâu, cũng gọi là cánh quế
    Màu xanh trộn với vàng thành màu hoa lý

Muốn trộn màu hoặc in màu thuốc khác đè lên, người ta đánh thuốc tan trong hồ tẻ pha loãng. Có làm thế thì in ra mới đều và giấy không bị thuốc ngấm qua như trường hợp thuốc chỉ pha nước lã.

Do nguồn gốc màu thuốc người ta phân biệt thuốc cái và thuốc nước. Thuốc cái gồm:

  1. Phấn trắng lấy ở vỏ sò, hến tán ra gọi là thuốc điệp
  2. Xa thanh có thể là màu xanh xà cừ
  3. Màu đen: mực tàu
  4. Bột vàng: kim nhũ
  5. Bột bạc: ngân nhũ

IN TRANH

In tranh người ta dùng hai loại mộc bản: bản in nét và bản in màu.

  • In nét người ta dùng ván gỗ thị là thứ gổ chắc mà dẻo, dẻo để khắc những nét thật thanh, chắc để có thể in nhiều mà bản gỗ không hao mòn.
  • In màu người ta dùng gỗ nhắn mặt, không nứt không làm hư màu thuốc, những gỗ vàng tâm, gỗ dỏi, gỗ mỡ là những loại thích hợp.

NGUỒN GỐC TRANH TA

Chúng ta không rõ tranh Tết có tự bao giờ nhưng có thể tin rằng nó có do ảnh hưởng Trung Hoa cũng như tục ăn Tết Nguyên đán.
Theo “Lịch triều hiến chương” thì nghề in theo lối mộc bản đã có từ dưới triều Lý, Trần (thế kỷ XI – XIV). Bấy giờ đã in nhiều sách mà trong sách ít ra cũng có những hình vẽ đen trắng, vậy ta có thể cho là tranh in đã có từ thời này.

Theo thuyết của những làng sản xuất tranh Tết thì nghề này nhập cảnh Việt Nam từ thế kỷ XV do trạng nguyên Lương Như Hộc đời Hậu Lê. Trạng nguyên người làng Hồng Liễu, huyện Trường Tân nay là làng Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Người được làng Đông Hồ, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là làng làm tranh có tiếng thờ làm tổ sư nghề in tranh Tết.

Có lẽ tranh Tết phát triển mạnh vào dịp chúa Trịnh Giang, năm Giáp Dần 1734, ra lệnh khắc bản in để in sách học như Tứ thư, Ngũ kinh thay thế các sách bên Tàu mà chúa không cho nhập cảng nữa.

Tại tòa Tiền Đường chùa Đậu ở Hà Đông do một bà phi lập ra thời này những màu sắc tô trên cột kèo cũng là màu của các tranh Tết cổ.
Tuy nhiên, tranh in từ triều vua Lê chúa Trịnh chắc không còn đến nay. Có còn lại là những đề tài tranh và họa chăng còn một số nào những bản in tồn tại ở các nơi sản xuất tranh.

Những bản in này lâu lâu cũng khắc lại và sữa đổi ít nhiều, mà thường sửa lại một cách cẩu thả, do đó những tranh sau thường kém giá trị mỹ thuật đối với những tranh trước và nếu có một sưu tập tranh Tết gồm nhiều mới cũ, ta có thể dễ dàng nhận ra tranh nào cổ tranh nào kim, tuy cổ cũng không quá đầu thế kỷ này.

Trong khoảng thời gian mấy chục năm gần đây, tranh Tết đã mang nhiều chứng tích thăng trầm và ghi chép những biến chuyển xã hội trải qua các thời đại rõ ràng hơn cả những tập bưu hoa.
Tranh Tết sản xuất tại mấy nơi chính là:

  • Những làng Nam Dư thượng, huyện Thanh Trì và Bình Vọng (làng Bằng) phủ Thường Tín, tỉnh
    Hà Đông.
  • Làng Sen Hồ, tỉnh Bắc Giang. Hồi gần đây những làng này thường dùng giấy báo để in.
  • Làng Đông Hồ, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là nơi sản xuất tranh danh tiếng mà nhà thơ Hoàng Cầm đã có câu:
    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
    Hồn dân tộc chảy tràn trên giấy mực…
  • Tại Hà Nội, phố hàng Quạt, hàng Nón, cũng có những tiệm in tranh Tết. Nhing tiem nay la dai
    diện của những làng kể trên nhưng sản xuất thưởng trực những tranh thờ, nhất là về tranh chư vị hơn là tranh Tết. Tại tỉnh lỵ Sơn Tây trước đây cũng có nhiều tiệm vẽ tranh thờ chư vị có một sắc thái khá khác biệt với tranh Hà Nội vì màu, vì nét vẽ.

HIỆN TRẠNG CỦA TRANH TẾT

Thế hệ thiếu niên ngày nay hầu như không biết đến tranh Tết. Nhưng nhiều người thiện chí gần đây đã nỗ lực phục hồi tranh Tết cho nó một địa vị xứng đáng. Thời tiền chiến, một vài họa sĩ danh thần yêu tranh Tết có vẽ một số tranh với đề tài mới theo truyền thống diễn tả nếp sinh hoạt nông thôn và thành thị.

Những tác phẩm khởi đầu này hứa hẹn nhiều cho việc phát huy một nghệ thuật đặc sắc nhưng quốc biến liên miên. Nhiều điều kiện bất tiện không cho phép các nghệ sĩ tiếp tục thực hiện mục đích tốt đẹp ấy.
Tranh Tết còn tồn tại nhưng không phồn thịnh như xưa.

Trước sau thì – tranh Tết vẫn là loại tranh thuần túy bình dân. Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc, chúng ta luôn luôn cầu mong cho tranh Tết sẽ sống còn mãi mãi với Tết, với xuân trên quê hương, xứ sở.

Trích: Tết Việt

Tác giả: Nguyễn Bá Lăng

III. Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Ngày Tết cổ truyền (Tết nguyên đán) là một truyền thống của Việt Nam, ngày tưởng nhớ và hội tụ của ông bà đã khuất theo quan niệm xa xưa. Gia Phả là một sản phẩm giúp chúng ta ghi nhận thông tin dòng họ qua nhiều thế hệ

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

+ Quản lý Gia Phả (bản Offline)

+ Gia phả Đại Việt (bản Offline)

+ Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phả, Gia phả đại việt)

z5079229427600 5eb80f373e619a73e9586216bd8828a6 2 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com

Facebook hỗ trợ: Gia Phả Đại Việt