Screenshot 4 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tết Nguyên đán ở Bắc Việt

Ở mỗi vùng đều có những phong tục tập quán đón Tết Nguyên đán khác nhau. Mời quý đọc giả cùng chúng tôi tìm hiển về ngày Tết ở miền Thường của Bắc Việc qua tác phẩm “Phong tục Tết Nguyên đán của miền Thượng ở Bắc Việt” của tác giả Kiền Giang

1. Nội dung tác phẩm “Phong tục Tết Nguyên đán của miền Thượng ở Bắc Việt”

Nguyên đán là một cái Tết chung của những nước bên Á Đông cùng theo Nông lịch tức Âm lịch.

Tục lệ này có từ đời cổ mà lúc bấy giờ kêu là tế sạ, như trong Kinh lễ đã chép: Một hôm đức Khổng Tử cùng với học trò là thầy Tử Cống đến coi lễ sạ, ngài hỏi Tử Cống rằng nhà ngươi có thấy vui không? Tử Cống thưa: Tứ (tên Tử Cống) này chỉ thấy cả nước như điên như cuồng, chứ còn vui ở chỗ nào thì con không được biết rõ.

nearankhe Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Đồng bào Thượng

Đức Khổng dạy rằng: “Đây là một ngày cho dân được hưởng ơn huệ, để bù đắp lại những nỗi vất vả của một trăm ngày, nhà ngươi đã hiểu sao được cái ý nghĩa đó”.

Bởi vì nhà nông cả năm đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn, ngày nay nông vụ hoàn thành, lại gặp tiết xuân êm ả, người ta cũng nhân dịp đó để mở hội hè tế lễ, yến ẩm thỏa thuê cho bõ những lúc.

Nước Việt Nam ta về tục ăn Tết Nguyên đán, ngoài Bắc cũng như trong Nam dẫu có khác nhau là do khí hậu nóng lạnh không đều, nhưng về ý nghĩa nghinh xuân thì đâu cũng thế.

Duy có tục lệ ăn Tết của đồng bào Thượng ở nơi cùng cốc thâm sơn, vì sự đốt rẫy làm nương, ngày nay ở thung lũng này, ngày mai ở thung lũng khác, thì không chú ý mấy đến xuân. Còn những bản nào giáp với trung châu thì tháng đầu xuân cũng mở hội hè tế lễ và có lắm chuyện ly kỳ, có khi kéo dài hàng tháng.

TỤC CHỌI TRÂU

Tỉ như xã Bạch Lựu ở về vùng Thượng thuộc tỉnh Sơn Tây, mỗi năm dân làng nuôi sẵn 20 con trâu, trước ngày 18 tháng Giêng, người ta dựng dàn đóng rạp ở ngoài đồng ruộng, trước khi làm lễ tế thần, họ lấy ống nứa đút vào mồm trâu rồi đổ rượu vào cho nó uống.

Khi thấy chúng đã hăng say, họ mới xua chúng vào trong róng. Cái róng độ một sào đất ở trước cửa dàn, chung quanh đóng bằng tre đực thiệt chắc để trâu húc nhau, hễ con nào thua thì đem giết thịt để tế thần, còn những con khác sẽ làm thịt sau để dân làng hưởng.

Tục chọ trâu ngày tết Nguyên đán
Tục chọ trâu ngày tết Nguyên đán

TỤC CƯỚP QUẢ CẦU

Xã Châu Lương thuộc huyện Cẩm Khê, cứ ngày mồng 4 tháng Giêng, dân cũng lập đàn ở giữa cánh đồng, rồi rước thần vị ra đó để tế. Giữa nền đàn có khoét 3 cái lỗ tròn, một lỗ ở giữa, hai lỗ ở hai bên. Trước khi làm lẽ, họ lấy một quả cầu bằng mây đan tròn đặt ở lỗ giữa, già trẻ trong làng chia làm hai phái đứng chực hai bên để nghe hiệu lệnh.

Khi nào nghe thấy một vị bô lão áo mũ tề chỉnh đứng ở trong đàn xướng lên những câu: “Trịch cầu quả hề, lưỡng bạn cộng tranh, dân an quốc thái, thọ khảo khang ninh”: Ném quả cầu hề đôi bên cùng tranh, dân yên, nước thịnh, thọ khảo khang ninh.

Viên kỳ lão vừa xướng dứt câu thì những già trẻ trước đứng ở hai bên chạy ùa cả vào, xô đẩy lẫn nhau tranh cướp quả cầu, bên nào cướp được thì đặt lên trên miệng lỗ bên ấy, gọi là buổi lễ đoạt cầu (cướp quả cầu).

Lễ đoạt cầu này mấy chục năm trước có một ký giả ở Hà Nội đã lên tận nơi xem xét, trở về khen ngợi là cuộc nghinh xuân rất có ý nhị, khiến cho người coi cảm thấy tinh thần thượng võ của Hai Bà Trưng hãy còn phảng phất ở vùng sông núi Cẩm Khê.

Còn như các bạn ở Đà Giang, Thất Khê và những dân tộc mán lèo, phần nhiều cũng giống như vùng thượng của huyện Bạch Hạc, Tết đến cũng chẳng trồng nêu, tế lễ không dùng vàng mã.

Thổ dân ở huyện Mỹ Lương, Bất Bạt thuộc tỉnh Sơn Tây lại lấy tháng Tý (11) làm tháng đầu năm, mồng 2 gọi là ngày sóc, còn ngày mồng 1 gọi là ngày hối tức là ngày trong, Tết nhất tế lễ đều theo ngày đó, còn lịch của triều đình phát chỉ để dùng vào việc quan.

Những khi tế thần có giết thịt heo thì đem heo ra đập chết rồi đốt cỏ để thui, như ta thui bò, thui dê, thui cháy hết lông rồi đem đóng cỗ.

Rượu Tết thì đầu tháng Chạp đã nấu cơm nếp trộn lẫn với trấu và lá kim anh, giã nhỏ bóp đều rồi bỏ vào trong cái vò hay cái chính bằng sành, gắn kín miệng lại, đến ngày hội ẩm mới dùng sừng trâu đong nước, đổ cho vừa cữ, rồi quấy cho đều, đợi khi lặng xuống chắt lấy nước trong, đựng vào một cái hũ lớn, chung quanh miệng hũ cắm sẵn một số cần trúc, bà con dự tiệc mỗi người ngậm lấy một cần để hút, ai uống không kịp sẽ phải phạt bù.

TRÒ BẮT HEO

Xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương thờ 7 vị thần trên núi Lỗ Dinh, hằng năm, cứ ngày mồng 1 tháng Chạp, họ đã lựa chọn lấy 4 con heo của nhà đàn anh trong xã, rồi chọn lấy nơi khô ráo sạch sẽ làm chuồng để nuôi, chỉ cho ăn bằng cháo gạo.

Và trong tháng Chạp, người làng đều phải ăn chay tắm gội sạch sẽ, đến ngày mồng 2 tháng Giêng, vào quãng nửa đêm, thì thả heo ra cho dân làng đuổi, ai bắt được trước thì xẻo ngay lấy một miếng thịt mông của nó đem vào làm lễ tiến điện rồi thưởng cho người chiếm giải, còn thừa sẽ đem đóng cỗ làm lễ tế sau.

TỤC KÉO DÂY

Ngày mồng 3, tế xong, thì người trong làng, cha con anh em chia làm 2 tốp đông tây. Cha đứng bên Đông thì con đứng bên Tây; anh đứng bên Tây thì em đứng bên Đông, tức là chia thành 2 giáp rồi đem một đoạn dây song dài hơn 10 trượng (40 mét), mỗi giáp bím lấy một đầu để kéo.

Kéo luôn 3 lần, giáp nào kéo giáp kia sang được 3, 4 bước tức là bên ấy thắng cuộc. Bên Đông thắng nhiều thì năm ấy được mùa, trái lại, bên Tây thắng nhiều thì năm ấy mùa màng sẽ bị thất bát (sút kém). Đó là một cuộc du xuân để chiêm nghiệm nông vụ trong một năm vậy.

300933 giu gin the thao Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Tục kéo dây ngày mồng 3 Tết nguyên đán

Trên đây là lược thuật về tục ăn Tết của đồng bào Thượng ở Bắc và Trung, tiếc vì hoàn cảnh lúc này không đủ tài liệu để tham khảo kỹ.

Trích: Tết Việt

Tác Giả: Kiền Giang

2. Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Ngày Tết cổ truyền (Tết nguyên đán) là một truyền thống của Việt Nam, ngày tưởng nhớ và hội tụ của ông bà đã khuất theo quan niệm xa xưa. Gia Phả là một sản phẩm giúp chúng ta ghi nhận thông tin dòng họ qua nhiều thế hệ

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

+ Quản lý Gia Phả (bản Offline)

+ Gia phả Đại Việt (bản Offline)

+ Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phả, Gia phả đại việt)

z5079229427600 5eb80f373e619a73e9586216bd8828a6 2 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

3. THÔNG TIN LIÊN HỆ

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com

Facebook hỗ trợ: Gia Phả Đại Việt