Mỗi dân tộc có một phong hóa riêng. Phong hóa của dân tộc có thể thay đổi để thích hợp với thời thế, với sự tiến hóa chung của nhân loại. Xin mời quý đọc giả cùng điểm qua những nghi lễ nổi bật thời triều đình Huế

I. Giới thiệu về kinh thành Huế

Kinh thành Huế hình vuông, chu vi mỏi bề vào lối 10 cây số và gồm có ba lớp thành. Bên trong cả là Tử Cấm Thành, có thể nói là chỗ ở riêng biệt của vua và các cung phi, mỹ nữ, thái giám, nô tỳ, người ngoài không bao giờ được phép đặt chân đến. Trong Tử Cấm Thành, ta nên kể đến các điện Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Cung Khôn Thái, Duyệt Thị đường và lục viện: Thuận Huy, Đoan Thuận, Đoan Hòa, Đoan Huy, Đoan Trang, Đoan Tường.

Các nghi lễ của triều đình Huế hoặc tổ chức tại đàn Nam Giao, hoặc tại Tịch Điền, tại các lắng, các chùa, nhưng phần lớn thì ở trong Hoàng thành.
Kinh Thành Huế

Do các cửa nằm ở các hướng, Tử Cấm thành liên lạc với Hoàng thành. Các điện Thái Hòa, Phụng Tiên, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh và các miếu: Triệu, Thái, Hưng, Thế đều nằm cả trong Hoàng thành. Tiếp giáp với Hoàng thành và ở ngoài cả là Kinh thành.

Nơi đây dân chúng ra vào được tự do mà không bị ngăn cấm. Các cơ quan của Nhà nước như Lục bộ, Đô sát viện, Quốc sử quán, Khâm thiên giám, Trường Thi, hồ Tịnh Tâm, Tàng Thơ lâu, cung Bảo Định đều xây cất tại Kinh thành.

II. Các nghi lễ của triều đình Huế

Các nghi lễ của triều đình Huế hoặc tổ chức tại đàn Nam Giao, hoặc tại Tịch Điền, tại các lăng, các chùa, nhưng phần lớn thì ở trong Hoàng thành.
Những nghi lễ này ta có thể chia thành hai loại. Một loại có tính cách thường xuyên, tổ chức vào một thời kỳ nhất định, còn một loại có tính cách bất thường, không dự liệu từ trước.

0 11 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Ảnh minh họa_Buổi thiết triều trong hoàng cung- Nghi lễ triều đình Huế

1.Lễ Tuyên Phong

Những nghi lễ có tính cách bất thường, ta nên kể đến Lễ Tuyên phong. Vua Tàu phái một viên quan sang phong cho vua ta. Trước kia, lễ Tuyên phong cử hành tại Bắc Hà, nhưng đến đời Tự Đức thì cử hành tại Huế, trước mặt điện Thái Hòa.

Qua đến triều Hàm Nghi về sau, nền độc lập của ta đã mất về tay người Pháp, nên việc phong vương phải có sự chấp thuận của Chính phủ Pháp và có viên Khâm sứ Trung Kỳ đọc diễn văn.

2. Lễ đón tiếp phái đoàn ngoại quốc

Minh Vương đã từng đón tiếp phái đoàn Thomas Bowyer tại Huế vào ngày 27-12-1695 và ngày 27-1-1696. Bowyer định thiết lập nền giao thương với nước ta, nhưng không có kết quả.


Thể rồi đến năm 1863, cũng tại Huế, vua Tự Đức tiếp đón phái đoàn Bonnard và năm 1875 thì tiếp phái đoàn Brossard de Corbigny tại Cần Chánh. Phái đoàn ngoại quốc, mỗi khi đến Huế, thường ở tại Công quán hoặc gọi là Sứ quán, thiết lập cuối đời Gia Long, đầu đời Minh Mạng, tại Kinh thành nội. Nhưng về sau, vua Tự Đức không muốn người ngoại quốc vào trong Kinh thành nên dời Công quán ra ngoài cửa Thượng Tứ và gọi là Nhà Thương Bạc (1875).


Cho nên phái đoàn Lao Sùng Quan sang phong cho vua Tự Đức thì ngụ tại Công quán trong thành, còn phái đoàn Brossard de Corbigny thì ở tại ngoài thành, tại Thương Bạc.
Một điều chúng ta cũng nên chú ý là những lễ gì có tính cách quan trọng thì tổ chức tại điện Thái Hòa, và nếu tầm thường thì tổ chức tại Cần Chánh.

3. Lễ Đăng quang

Lễ Đăng quang còn gọi là Lễ Đăng cực, tức là tôn một ông vua lên ngôi. Sau khi thống nhất
Nam Bắc, đình thần tôn vua Gia Long lên ngôi tại điện Thái Hòa ở kinh thành Huế. Đó là một trường hợp đặc biệt, còn các ông vua khác của triều Nguyễn, bao giờ lễ Đăng quang cũng cử hành trong dịp lễ Tang nghi. Vì ông vua trước có thăng hà, ông vua sau mới kế vị.


Thường thường các lễ trọng đại như Tế giao, Tang nghi, Đăng quang, v.v. bao giờ cũng có lễ kỳ cáo tại đàn Nam Giao, Xã Tắc, tại các miếu, điện Phụng Tiên, v.v. mục đích là tin trước cho trời đất, các đấng tiên vương biết sẽ có một lễ nghi nào đó sắp được cử hành vào ngày tháng nào, v.v..


Ngoài lễ kỳ cáo, trong dịp lễ đăng quang bao giờ cũng có thiết đại triều nghi, tức là quan quân y phục tề chỉnh, cờ xí đủ các loại, tàng lọng, binh khí, phủ viết, mao tiết, đề lô, phất trần voi ngưa, xe kim lộ, ngọc lộ của vua, sắp thành một hàng dài từ trước điện Thái Hòa ra đến cửa Ngọ Môn.


Điều quan trọng trong lễ Đăng quang là vua quý xuống để nghe một viên đại thần đọc di chiếu, đình thần dâng lên vua mới trấp kim sách (quyển sách gồm có những trang giấy và bìa bằng vàng ghi chép tiểu sử cùng lời ca tụng công đức của ông vua kế vị) truyền quốc bửu tỷ, một bộ đại triều gồm có cỗn miễn, hia đai.

Sau đó lễ Đăng quang được công bố cho thần dân trong nước và tân quân ban ân chiếu cho các quan và dân chúng. Từ triều Hàm Nghi về sau, lễ Đăng quang cũng như lễ Tuyên phong đều phải có sự đồng ý của người Pháp.

4. Lễ phong Đông cung

Triều Nguyễn chỉ có vua Gia Long và vua Khải Định lập Đông cung Hoàng thái tử. Sau khi hoàng tử Cảnh mất, các hoàng tử thứ hai, thứ ba, cũng lại mất sớm, ngày 6-4-1816, vua Gia Long lập con thứ tư là hoàng tử Đảm lên chức Đông cung (về sau nối ngôi lấy niên hiệu Minh Mạng).

Các ông vua kế tiếp không lập Đông cung, mãi đến triều Khải Định, ngày 28-4-1922, vua phong cho hoàng tử Vĩnh Thụy tước Đông cung (tức vua Bảo Đại)… Lễ cử hành tại điện Thái Hòa. Các quan lạy mừng Đông cung năm lạy. Còn thái tử Vĩnh Thụy lạy vua cha năm lạy, quỳ xuống để nhận ngọc tỷ và sắc phong, sau đó lại lạy năm lạy để tạ ân. Lễ xong, vua Khải Định xuống dụ ban bố

5. Lễ Tang Nghi

Tang nghi một ông vua, bà hoàng hậu hay hoàng thái hậu lẽ dĩ nhiên là phải long trọng và phiền phức.
Khi vua mới mất, các quan mang long sàng của vua ra đặt tại giữa chính điện, đầu quay về hướng Đông để hưởng lấy sinh khí may ra vua có thể nhờ thế mà sống lại.


Trong khi liệm, vua mặc áo đại trào, trong miệng ngậm ngọc. Điều quan yếu là việc thắt hồn bạch. Những người có nhiệm vụ trông coi việc khâm liệm áp lên ngực vua một tấm lụa trắng dài gấp lại thành những khổ ngắn để khi hồn thoát khỏi xác thì nhập vào đó. Lụa thắt thành hồn bạch tức là hình nhân có đầu và hai tay hai chân.

Trong lúc chưa có thần chủ, hồn nương tựa vào thần bạch. Và cứ mỗi sáng, mỗi tối người ta lại cúng vái hồn bạch cũng như đối với người sống vậy, cho đến khi chôn cất xong, thần chủ mới bắt đầu thay thế, để đốt hồn bạch đi. Trong thời gian chưa chôn, các quan, các hoàng thân, các bà nội cung luân phiên để dâng lễ tế.

Tại Kinh cũng như tại các tỉnh khi đã công bố việc vua thăng hà thì các cuộc vui chơi như xướng hát đều bị cấm hẳn. Các quan tùy theo phẩm trật lớn nhỏ, ngay cả trong dân chúng đều phải để tang người năm ba tháng, kẻ vài ba năm, cho đến đám cưới đám hỏi cũng đình hẳn.


Về những lễ bất thường, tưởng ta nên kể thêm các lễ Tứ tuần, Ngũ tuần hay Thất bát tuần đại khánh tiết của vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu. Lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ (sinh nhật của vua và các bà hoàng hậu, hoàng thái hậu, thái hoàng thái hâu, v,v.), tuy nàm nao cừng có thể cử hành vào một ngày nhưng lai thay đối tùy triểu vua. Như triều Gia Long khác triểu Minh Mạng, Minh Mạng khác Thiệu Trị, v.v..


Nếu đem so sánh thì những lề thường xuyên bao giờ cũng nhiều hơn những lễ bất thường. Trong số những lẻ thường xuyên, trừ lễ Tế giao, ba năm cũ hành một lần, còn bao nhiêu lễ khác đều cử hành năm một. Nhưng ta cũng nên phân biệt có những lễ cử hành vào những ngày nhất định như Tết Nguyên đán, lễ Ban sóc, các lễ Hưởng: Xuân Hạ Thu Đông, các lễ Kỵ, lễ Đãn. Còn những lễ kia, cử hành vào những tháng nhất định, còn ngày thì do Khâm thiên giám chọn ngày lành, như lễ Thanh minh, lễ Phất thức, lễ Tịch điền, v.v..

6. Lễ Tế Giao

Trong các lễ nghi của triều Nguyễn, lễ Tế Giao lớn hơn cả. Đó là lẽ dĩ nhiên. Vua tự nhận là con Trời, nhờ Trời ban ân vua mới trị nước được. Không những vua mà cả văn võ bá quan đều được huy động để tham dự lễ Tế giao. Vua đứng chính bái và cũng như bá quan, phải trai giới ba ngày liên tiếp để được tinh khiết.


Riêng về đạo ngự, khởi hành từ Đại nội lên đến đàn Nam Giao, cũng đủ thấy tính cách quan trọng của buổi lễ rồi. Hai bên đàng, những nơi đạo ngự đi ngang qua, đều đặt hương án, hương trầm nghi ngút. Đạo ngự gồm có đạo tiền, đạo trung, đạo hậu, vua quan, quân lính, voi ngựa cờ xí rực rỡ.
Trong khi tế, ngoài các thức hào soạn, người ta còn dùng củi quế để thiêu sống một con trâu, đốt hàng lụa và cỗ bàn.


Đàn Nam Giao gồm có 4 tầng, tầng thứ tư không liên quan gì đến việc cúng tế còn 3 tầng kia, hoặc thờ trời đất, hoặc thờ thần Mặt trời, thần Mặt trăng, các tinh tú, các vị vua của triều Nguyễn đã quá cố, hoặc dùng làm nơi để vua nghỉ ngơi, hay để đốt trâu và hàng lụa, các hào soạn, bánh trái v.v..


Lễ tế gồm có hai buổi, một buổi phụ vào lúc ban chiều như để tập dượt cho thành thục, và lễ chính thì cử hành vào một giờ sáng hôm sau. Tiếng nhạc, tiếng xướng, tiếng thày (hát những bài hát để tế thần) nổi lên, dưới bầu trời yên lặng giữa muôn nghìn đèn đuốc rực rỡ.


Sau lễ Tế giao, lễ Nguyên đán được cử hành trọng thể hơn cả. Không riêng gì tại Đại nội mà ở các lăng các chùa, triều đình cũng phái quan lại đến hành lễ. Tại Kỳ đài phát lệnh từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, các chùa chiền công thự đều lên nêu.


Buổi lễ chính cử hành vào sáng sớm ngày mồng một. Quân lính mang khí giới, tàn quạt, cờ lọng sắp hàng từ trước sân điện Thái Hòa ra đến cửa Ngọ Môn, còn có cả voi ngựa trang sức hoa lệ và xe ngọc lộ, cửu long khúc bỉnh, tức là các loại xe vua thường dùng.
Vua từ điện Cần Chánh ngự ra điện Thái Hòa, mình mặc đại triều, ngồi lên ngai để bá quan lạy mừng. Trong lúc vua ngư, trên lầu Ngọ Môn rung chuông đánh trống, một số cận thần và quân lính theo hầu.


Quan hệ nhất trong buổi lễ Nguyên đán là việc bá quan lạy mừng vua. Thường thường chỉ có các viên quan lớn mới được tham dự những buổi lễ quan trọng (Văn ngũ võ tứ: văn từ ngũ phẩm, võ từ tứ phẩm. Võ bao giờ cũng kém hơn quan văn một trật).

Riêng về lễ Nguyên đán thì tất cả bá quan, từ nhất phẩm đến cửu phẩm đều sắp hàng trước sân điện để làm lễ bái hạ (lạy mừng). Trên sân đã dựng sẵn những cái phẩm sơn, tức là những tấm bia nho nhỏ khắc chữ từ cửu phẩm lên đến nhất phẩm (một bên quan văn, một bên quan võ) các quan cứ theo thứ tự để sắp hàng.

Các hoàng thân thì được đứng ở trên điện. Trong dịp lễ lạy mừng tân xuân, các quan trong triều và các tỉnh (thường gọi là quan trong và quan ngoài), dâng lên vua hai trắp hạ biểu (biểu mừng) đặt lên trên một cái bàn phủ lụa vàng, chữ gọi là hoàng án.

Suốt trong bốn ngày từ ngày ba mươi đến mồng ba đều có cúng cỗ bàn tại các miếu: Triệu, Thái, Hưng, Thế và tại điện Phụng Tiên. Mỗi lần cúng gồm có 32 cỗ, mỗi cỗ tức là một món ăn riêng biệt như: nem, chả, tré, gà hầm, vịt quay, canh, bún trộn, v.v., ngoài cỗ mặn còn có bánh ngọt và đồ trái.

Trong lúc dâng lễ cúng người ta còn chia ra hai buổi: buổi mai cúng các vị vua, còn buổi chiều các vị công thần được đem vào thờ tại trong các miếu.

Liên quan đến lễ Nguyên đán, ta nên kể đến lễ Ban sóc cử hành vào ngày 1 tháng Chạp. Lễ này nhằm mục đích phân phát lịch cho bá quan, sau khi Khâm thiên giám đã làm và ấn loát xong. Trong lễ này, hoàng thân và bá quan lạy trước ngai vàng để tạ ân vua.

7. Lễ Phất thức

Tức là lễ lau chùi các ấn ngọc, ấn vàng, kim sách ngân sách. Lễ này cử hành tại điện Cần Chánh, nơi tàng trữ các trắp đựng của báu của nước nhà. Các quan đều mặc áo rộng xanh dùng nước thơm (nước nấu với hoa thơm) để rửa các con dấu, các quyển sách bằng vàng bằng bạc đoạn dùng khăn đỏ để lau chùi.

Ngoài các bửu tỷ, kim sách ngân sách, tưởng ta nên lưu ý đến cái phù tín. Phù có nghĩa là giống nhau, tín là tin. Hai vật giống nhau dùng để làm tin. Phù tín là một con cọp vàng cắt đôi, hai mảnh bằng nhau. Công dụng của phù tín là ban đêm, hoặc gặp khi có biến cố, vua mang theo một nửa còn lưu lại một nửa, giao cho kẻ thân tín, sau đó, khi vua trở về, nếu lấy hai mảnh đem so với nhau mà phù hợp tức là không có sự giả mạo.

8.Lễ Tịch Điền

– Tịch điền là một lễ có tính cách quan trọng. Vua, hoàng thân, các quan đại thần cày mấy đường cày đầu năm tại Sở Tịch điền trong kinh thành để làm gương, khiến các nhà nông noi theo đó mà siêng năng trong việc cày cấy. Trong khi vua cày, ngài mặc áo chẽn, bịt khẳn đường cân, mang hia, tay cầm roi, tay cầm chiếc cày sơn vàng do hai con bò cũng phủ lụa vàng kéo.

Đi theo hầu vua, có quan Phủ thừa và một viên ấn quan bộ Hộ, người mang thúng giống, kẻ vãi giống. Lại có viên quan đi phòng ngừa để hứng phân bò phòng hai con vật có lỡ bất kính mà làm bậy.


Vua cày xong lên ngồi trên nhà Quan canh để xem hoàng thân và quan lại cày. Đây chỉ là một công việc tượng trưng, vì sau đó sở ruộng được giao lại cho một số chức sắc chuyên về nông nghiệp phụ trách. Lúa gạo gặt được ở sở Tịch điền sẽ dùng để tế Giao, tế các thần và các lăng miếu.


Có liên quan đến lễ Tịch điền là lễ rước thần Nông, còn gọi là lễ Tế xuân. Lễ này không có vua tham dự. Thần Nông, được tượng trưng bằng đứa bé chăn trâu, cũng như con trâu, sườn làm bằng gỗ dâu, thân mình đắp bằng đất sét. (Qua triều Khải Định, thần Nông và trâu chỉ vẽ vào lụa chứ không đắp bằng đất nữa.)


Thần Nông và trâu được rước từ phủ Thừa Thiên về tế tại ngôi nhà tạm thời dựng lên ở cửa Chính Đông. Đi theo
đám rước có các quan văn, quan võ, quân lính cầm cờ quạt, tàng lọng.


Năm nào sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì thần Nông đi giày cả đôi đàng hoàng. Còn năm nào ông hoảng hốt, chân không kịp mang giày, phải xách ở tay thì năm đó sẽ mất mùa. Mất mùa hay được mùa, người ta chỉ bằng theo lịch Tàu, nhưng chưa hẳn đã đúng.

9. Lễ Du xuân

Các vua ta không mấy khi đi ra khỏi cung điện, ngoại trừ việc ra Bắc làm lễ Thọ phong, lên Nam
Giao hoặc lên các lắng để cúng tế v.v.

Vua Tự Đức thì đi ra ngoài nhiều hơn. Vua hay về Thuận An xem tập trận hay thừa lương và đi bắn chim ở Thuận Trực. Nhưng về lễ Du xuân thì đến triều Đồng Khánh mới bắt đầu. Vua ngồi trong kiệu do quân lính gánh, các quan văn võ, quân lính mang gươm giáo cờ quạt theo hộ tùng.


Lễ Du xuân này do sáng kiến của người Pháp. Vì lúc bấy giờ vua Hàm Nghi thì xuất bôn, vua Đồng Khánh được tôn lên kế vị với sự thỏa thuận của người Pháp. Trong nước, bỗng có cái dư luận là vua Đồng Khánh bị giam lỏng trong Đại nội.

Để đính chính tin đồn ấy, hay hơn cả là nhân ngày xuân, vua tổ chức một cuộc đi dạo cho thần dân trong nước được trông thấy. Thế rồi qua các triều sau như triều Khải Định và Bảo Đại đều có lễ Du xuân.

ban soc Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Ảnh minh họa_Sắc xuân giao hòa_ Nghi lễ triều đình Huế


Trong một năm, ngoài những lễ Kỵ, lễ Đãn (cúng cả ngày vua chết lẫn ngày sinh nhật của vua. Ngoài vua ra, các hoàng hậu các triều cũng đều có lễ Kỵ Đãn cả) còn có bốn lễ tế khá quan trọng. Đó là Xuân Hưởng, Hạ Hưởng, Thu Hưởng và Đông Hưởng.

Lễ cúng tam sinh (trâu, heo, dê) một mâm xôi và cỗ bàn, bánh trái. Vua thân hành lạy trước án thờ trong các miếu.
Tháng Giêng lại còn có lễ tế Cờ Đạo, một nghi lễ mà ngày nay không mấy ai nhắc đến, vì đã bãi bỏ từ năm Thành Thái thứ 19 (25-2-1907).
Lễ tế Cờ Đạo khởi đầu từ năm 1829. Trước kia lễ này tên gọi là lễ Xuất binh, sau đổi ra tế kỳ Đạo. Vua không đứng tế nhưng phái một viên võ quan đại thần hàm nhất phẩm.


Buổi lễ được cử hành lúc 1 giờ sáng tại một khu đất, đấp lên một cái nền tại cửa Nam ngoài kinh thành. Trên bàn hương án ta thấy ba bài vị: Kỳ đầu đại tướng (Viên tướng đi đầu cò), Lục đạo đại tướng (các viên tướng của sáu cờ đạo), Ngũ phương kỳ thần (Những vị thần cờ của năm phương).


Ngoài ra còn có các hương án phụ thờ các vị thần bảo hộ các chiến thuyền, các thần trông coi về xập xoã, trống, còi, súng (thường là súng đại bác) và các loại khí giới khác.
Lễ có quân lính voi ngựa dàn hầu, lại có những khẩu đại bác để bắn vào lúc chấm dứt buổi lễ.


Người ta tin rằng tiếng súng thần công bắn vào dịp Tế thần Đạo Kỳ có tính cách đuổi tà ma. Cho nên những ngôi nhà ở Huế, nhất là những ngôi nằm dọc theo hai bên bờ sông Hương, mọi người đều dự bị sẵn sàng trống, mõ, thùng sắt, roi dâu, v.v…

Cứ hễ nghe tiếng súng nổ là nhà nào nhà nấy đều trở dậy đánh trống, đánh mõ vang lừng, lấy roi dâu vụt tả vụt hữu đập mạnh vào cửa, xuống sàn nhà, phản ngựa, mục đích gây được cảnh huyên náo chừng nào hay chừng nấy. Họ cho đó là một phương pháp để xua đuổi ma quỷ.


Trong phạm vi dung lượng có hạn, lại đề cập đến nhiều buổi lễ một lần, chúng tôi chỉ có thể nêu lên những điểm quan yếu chứ không sao đi vào chi tiết được, xin độc giả lượng thứ.

Trích: Tết Việt

Bửu Kế

III. Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Triều đình với những phong tục, Vua, Phi tâng, Quan lại….thì sẽ có những quyển sử ghi chép giúp cho con cháu đời sau hiểu về lịch sử Đất nước, dân tộc Việt Nam. Còn với người dân chúng ta thì có Gia Phả, hỗ trợ lưu lại thông tin dòng họ qua các đời.

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

+ Quản lý Gia Phả (bản Offline)

+ Gia phả Đại Việt (bản Offline)

+ Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phả, Gia phả đại việt)

z5079229427600 5eb80f373e619a73e9586216bd8828a6 2 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com

Facebook hỗ trợ: Gia Phả Đại Việt