Nam Quốc?

Trấn Giang Bình, khu Phòng Thành, thành phố Ðông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc có ba ngôi làng biển có tên là Vạn Vỹ, Ô Ðầu, Sơn Tâm, là nơi sinh sống của gần 18.000 người thuộc dân tộc Kinh của Trung Quốc.

Ở giữa tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, có ba ngôi làng đặc biệt, ở đây người dân là những người gốc Việt. Từ Đồ Sơn, Hải Phòng đến Tam Đảo, Đông Hưng (trước đây là Phúc Yên) từ thời Lê đến trước thời Tự Đức của nhà Nguyễn, người Kinh ở Tam Đảo đã trải qua hơn 500 năm lịch sử. Trước kia, đây là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp ước Pháp – Thanh (1895), họ đã trở thành người nước khác ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tại nơi đây, thời gian như dừng lại, 500 năm, 9 – 10 hệ đã đi qua nhưng nơi đây vẫn giữ cảnh sắc của làng quê vùng nông thôn Bắc Bộ. Người dân nơi đây vẫn ăn nước mắm, chấm rau luộc đánh đàn bầu và giữ nguyên điệu hát giao duyên “Yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a qua cầu, tình tình tình gió bay”

Hình ảnh thiếu nữ dân tộc Kinh cùng cây đàn bầu được in trên porter quảng cảo của du lịch Quảng Tây Trung Quốc (Nam Quốc).
Hình ảnh thiếu nữ dân tộc Kinh cùng cây đàn bầu được in trên porter quảng cảo của du lịch Quảng Tây.

Ngày nay, trên đất Tam Đảo mà người Kinh sinh sống, không chỉ có những người già yêu văn hóa dân tộc, mà cả thế hệ trẻ đã đóng vai trò quan trọng trong việc kế thừa di sản văn hóa cội nguồn từ hàng ngàn năm trước. Tình yêu với gốc rễ, cội nguồn Việt vẫn được gìn giữ tại nơi đây, không chỉ trong không gian văn hóa cổ truyền đặc trưng, mà còn thấm sâu vào lời nói, lời hát của cả một cộng đồng.

Ở đầu làng, có một ngôi đình, bên cạnh là giếng nước và lũy tre quen thuộc. Cứ khoảng 15 hộ sẽ xuất hiện một khu vườn trồng lúa, khoai tây, hoa và những phụ nữ đội nón lá, cuốc đất và trò chuyện bằng tiếng Việt cổ xưa. Họ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hàng ngày, và giáo dục cho trẻ em thông qua sách giáo khoa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo gia phả, vào thế kỷ 17, một phần của người Việt từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đã di cư và định cư ở Tam Đảo (Trung Quốc – Nam Quốc) để làm nghề chài biển. Khi đó, chữ Quốc ngữ vẫn chưa được phát minh nên tất cả sách vở đều được viết bằng chữ Nôm.

Phía trước làng có một cây đa cổ thụ, bên dưới là một tấm biển đá khắc dòng chữ: “Cây tương tư Nam Quốc”. Người già trong làng kể lại rằng cây đa đã hơn 200 năm tuổi. Họ không nhớ rõ ai đã trồng cây này, nhưng những người cổ đã trồng và viết một bài thơ về cây đa để truyền lại cho con cháu rằng, dù ở đâu, người Việt Nam không được quên nguồn gốc và văn hóa dân tộc.

Theo người dân nơi đây, dù đã trải qua hàng trăm năm, tất cả các hoạt động sinh hoạt ở đây vẫn giữ nguyên nguồn gốc. Khoảng 15 năm trước, khi chưa có điện thoại thông minh, người dân ở đây đã nhập về các băng cassette  và thu âm các bài hát ru, hát quan họ để bán. Nhiều thế hệ của ở đây đều được cha mẹ hát ru bằng dân ca và nghe nhạc cụ cổ Việt Nam.

Với số dân ít ỏi nhưng chính bản sắc văn hóa rất khu biệt và sự kiên trì không chịu rời bỏ phong tục tập quán của người Việt đã khiến cho chính quyền Trung Quốc phải chính thức công nhận họ là một trong cộng đồng 56 dân tộc của nước này. Và hình ảnh cô gái Kinh tộc đội nón bài thơ, miệng cười duyên dáng mời gọi trên các poster quảng bá du lịch của tỉnh Quảng Tây đã khiến chúng tôi tự nhủ rằng, sẽ sớm có ngày quay lại nơi này.

Gia Phả Đại Việt – Chuyên gia phát triển phần mềm quản lý gia phả