Le tien xuan nghenh xuan 02 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Quang cảnh Tết cổ truyền tại hoàng cung triều Nguyễn năm 1923 (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế)_Nguồn: trithucvn.co

I.Lễ tiến Xuân là gì?

Lễ Tiến Xuân, một nghi lễ thể hiện tinh thần trọng nông của triều Nguyễn. Lễ Tiến Xuân (Tiến Xuân ngưu) là một nghi lễ quan trọng thể hiện tinh thần trọng nông của cha ông ta và đặc biệt là ở triều Nguyễn. Lễ Tiến Xuân đã có từ thời xưa ở Việt Nam.

Xuan nha Nguyen 01 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mang thần, trâu đất, xuân sơn. (Tranh minh họa: Bảo tàng lịch sử quốc gia) _Nguồn: trithucvn.co

II. Lễ Nghênh Xuân là gì ?

Triều Lý, ngày lập Xuân vua xuống chiếu cho hữu ty làm lễ nghênh Xuân và định phép đánh Xuân ngưu. Đây chính là dấu mốc mở đầu cho nghi thức dâng trâu đất vào mùa Xuân ở nước ta.

III. Tìm hiểu rõ hơn lễ tiến xuân, nghênh xuân dưới triều Nguyễn_Trích từ quyển sách Tết Việt của tác giả Phan Khoang

Vì chính sách trọng nông, các triều đại ta xưa kia, mỗi năm ngoài lễ Tịch điền ra, còn làm lễ Tiến xuân và Nghênh xuân nữa.
Năm Kỷ Sửu, Minh Mạng thứ 10 (1829), triều Nguyễn mới bắt đầu làm lễ Tiến xuân, Nghênh xuân.

H2 min Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Lễ Nghênh Xuân

Trước đó, bộ Lễ tâu rằng: “…Xét Thanh điển, ngày Lập xuân cung tiến Mang thần và trâu đất đặt trên núi xuân, đều bày trên một cái án.

Nghinh xuân là để dẫn hòa khí đến, và cũng là một cách gây dựng, giúp đỡ, còn lấy roi đánh trâu là có ý khuyên việc cày cấy, ngụ ý trọng nông vậy.

Nay Hoàng thượng ta chăm lo nguồn sống của dân, để tâm đến việc canh nông, vậy có gì có quan hệ đến sự khuyến khích đến ngành nông thì có lẽ nên phỏng theo thời xưa, châm chước mà làm.

Screenshot 1 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt


Lễ Tiến xuân, ngoài Mang thần và trâu đất ra, còn có núi Xuân, ấy là điểm lớn của thời thăng bình, xin hàng năm sai quan hữu ty chế ba Mang thần, ba trâu đất, hai xuân sơn, trước ngày Lập xuân một ngày, phủ Thừa thiên lập đàn làm lễ trước ở đông giao, gọi là lễ Nghênh xuân.

Lễ xong, rước một Mang thần, một trâu đất và một núi xuân để ở bộ Lễ. Đến ngày Lập xuân, quan các Bộ, quan Phủ doãn và Khâm thiên giám, đều mặc triều phục, đem đến của Tiên Thọ và cửa Hưng Khánh, viên thái giám tiếp nhận, dâng lên, ấy là Tiến xuân.

Còn một Mang thần và một trâu đất thì bày ở Phủ thự, quan Phủ doãn đánh vào con trâu ba roi để tỏ ý khuyến khích việc cày cấy.” Vua y theo lời xin.

Và từ đó, hằng năm, cứ đến ngày Thìn sau tiết Đông chí thì Khâm thiên giám hội đồng với Võ khố lấy đất nước ở phương Tuế đức mà chế ba Mang thần, ba trâu đất, dùng gỗ dâu làm cốt.

(Tuế đức là thần tốt đức thần, trái với hung thần trong năm ấy, ví dụ như năm Giáp, năm Kỷ thì đức thần ở phương giáp, tức là phương đông; năm Ất, năm Canh thì đức thần ở phương Canh, tức là phương Tây; năm Bính, năm Tân thì đức thần ở phương Bính, tức là phương Nam; năm Đinh, năm Nhâm thì đức thần ở phương Nhâm, tức là phương Bắc; năm Mậu, năm Quý thì đức thần ở phương Mậu, tức là trung ương).

Rồi xem tháng kiến năm ấy và ngày Lập xuân thuộc can gì, chi gì mà tính theo ngũ hành và âm luật để biện rõ hình sắc. Thân trâu cao 4 thước để tượng trưng 4 mùa; cái cốt từ đầu đến đuôi dài 8 thước để tượng trưng 8 tiết, đuôi dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng.


Mang thần cao 3 thước, 6 tấc, 5 phân để tượng trưng 365 ngày; cái roi làm bằng cành liễu, dài 2 thước 4 tấc để tượng trưng 24 khí.
Năm Nhâm Thìn, Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 9, vua dụ bộ Lễ rằng các địa phương, về việc cày tịch điền và nuôi tằm, đã chuẩn cho theo lời bàn của Bộ mà thi hành.


Nhưng còn việc làm trâu đất và Mang thần, bản ý là muốn chăm sóc việc gốc, khuyến khích nghề nông, ở Kinh đã làm trước thì các địa phương cũng nên thi hành một thể cho phù hợp với cổ lễ. Vậy bộ Lễ nên bàn để tâu lên.


Các quan bộ Lễ bèn tham khảo điển lễ nhà Thanh, tâu xin lấy ngày Lập xuân năm nay bắt đầu cử hành ở các tỉnh.
Vua y theo.


Từ đó, hằng năm, đến ngày Thìn sau tiết Đông chí thì tổng đốc, tuần vũ, trấn quan sở tại, sai ty Chiêm hậu hội đồng với cục Công tượng lấy đất, nước ở phương Tuế đức, chế tạo một con trâu đất và một Mang thần, cốt ở trong và hình thức ở ngoài thì làm theo như thể thức ở Kinh.

Trước kỳ Lập xuân chọn nơi lập đàn, trông hướng Đông, ở ngoài quách phía Đông tỉnh thành hoặc trấn thành trước tiết Lập xuân một ngày, để trâu đất, Mang thần ở đàn ấy, và đặt án ở sảnh thự.

Đến ngày Lập xuân thì tổng đốc, tuần phủ, trấn quan dẫn các quan văn, võ dưới quyền mình, đều mặc áo đội mũ thường triều, đem trâu đất và Mang thần tới đàn làm lẽ đón xuân. Rồi lại mang về dinh thự; Tổng đốc, Tuần phủ, Trấn quan đứng trước sân cẩm roi đánh con trâu đất ấy 3 roi, để tỏ ý khuyến khích việc cày ruộng, đoạn để yên ở trong cung đường.

Từ đó, hằng năm, khi lễ đón xuân đã xong thì đem trâu đất và Mang thần năm trước chôn ở chỗ đất sạch sẽ.
(Trích dịch Đại Nam thực lực chính biên đệ nhị kỷ)

Trích: Tết Việt

Phan Khoang

III. Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Triều đình với những phong tục, Vua, Phi tâng, Quan lại….thì sẽ có những quyển sử ghi chép giúp cho con cháu đời sau hiểu về lịch sử Đất nước, dân tộc Việt Nam. Còn với người dân chúng ta thì có Gia Phả, hỗ trợ lưu lại thông tin dòng họ qua các đời.

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

+ Quản lý Gia Phả (bản Offline)

+ Gia phả Đại Việt (bản Offline)

+ Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phả, Gia phả đại việt)

z5079229427600 5eb80f373e619a73e9586216bd8828a6 2 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com

Facebook hỗ trợ: Gia Phả Đại Việt