Hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông Nay thuộc quận Hoàng Mai – Hà Nội

khoán ước của làng Định Công Thượng lưu truyền từ xưa hoặc chỉ có khẩu truyền mà không có minh văn, hoặc có minh văn mà không hợp thời thế. Bởi vậy cần nên cải lương, suy xét hiện tình thời này so với Khoán lệ thuở trước điều nào bất tiện thì đổi, điều nào có lợi thời theo, mục đích làm cho gia tộc được thịnh giàu, dân làng có trật tự, sau sẽ theo trình độ tiến hóa mà cải bổ thêm.


Phần thứ nhất:
CHÍNH TRỊ

I. Tổ chức Hội đồng giáp biểu làng Định Công Thượng:
Điều thứ 1: Các làng lập thành xã do Hương hội quản trị, các viên Hương hội gọi là giáp biểu, hạn số các viên ấy là 1 người trở lên và 20 người trở xuống.

Điều thứ 2: Chỉ những người đàn ông tuổi trẻ 25 trở lên, có tài sản ở trong làng, có biết chữ Quốc ngữ hoặc chữ Nho và không có tiếng xâu ở trong hương đảng, mà xưa nay chưa bao giờ phạm vào một tội làm mất quyền công dân kể trong điều thứ 29 Bộ Luật An Nam thì mới được làm giáp biểu. Nếu giáp nào cử người ra làm giáp biếu mà không hợp lệ đã nói ở trên, thì Hội đồng không công nhận. Những người đàn ông tuổi từ 18 trở lên mà xưa nay không bao giờ phạm một tội làm mất quyền công dân kể trong điều Hình Luật An Nam điều 29 khoản thứ 5, thì mới được đi bầu giáp biếu.

2. Cách bầu cử làng Định Công Thượng:

Điều thứ 3: Trong mỗi xã cứ 100 người được bầu 4 người giáp biếu. Quá số 100 cũng được bầu thêm 4 người giáp biểu nữa. Cách thức bầu tuân theo như trong nghị định quan Thống sứ đề ra ngày 12 tháng Tám năm 1921.

Điều thứ 4: Hương hội lấy ba năm làm 1 hạn. Kể bắt đầu từ ngày quan trên duyệt y biên bản bầu trước khi hết hạn 1 tháng thì Hội đồng phải định nhật đặt cho đồng dân họp để bầu Hội đồng khác. Khi nào quan trên đã duyệt y việc bầu Hội đồng mới rồi, thì Hội đồng cũ mới được bàn giao công việc sổ sách cho Hội đồng mới và mới được thôi. Khi bầu Hội đồng mới thì những người giáp biểu cũ cũng được ứng bảo, nghĩa là trong giáp mình lại bầu cho mình sung làm giáp biểu.

Điều thứ 5: Trong hạn ba năm ấy mà khuyết giáp biểu, hoặc vì từ dịch, hoặc vì cách dịch, hoặc vì mạch một qua đời thì trong giáp ấy phải bầu một người giáp biểu khác, rồi xem biên bản đệ trình huyện để trình bẩm quan Công sứ và quan Tổng đốc giữ y.

Điều thứ 6: Các việc khiếu nại về việc bầu giáp biểu, thì trong làng tự xử lấy với nhau, nếu không xong thì đệ bẩm quan huyện xét xử, quan huyện xử rồi mà một bên không phục tình thì huyện sẽ bẩm lên quan trên tài định.

Điều thứ 7: Danh sách bầu giáp biểu và bầu Chức dịch Hội đồng mỗi thứ phải làm thành 4 bản rồi đệ trình huyện để truyền bẩm

ĐÌNH - ĐỀN LÀNG ĐỊNH CÔNG THƯỢNG
ĐÌNH – ĐỀN LÀNG ĐỊNH CÔNG THƯỢNG

quan Công sứ và quan Tổng đốc duyệt y. Nếu người nào có điều khuyết thế nào thì Lý trưởng phải kê cho đúng.

Điều thứ 8: Hương hội phải lập các Khoán lệ trong làng, lập sổ thu chỉ bổ sưu thuế cùng các thứ thuế khác hoặc nộp vào Nhà nước, hoặc thu cho làng sổ chi thu của làng, quản trị tài sản công dân và thi hành các Khoán lệ về việc tuần phòng, nhất là ngăn cấm việc buôn bán lậu, việc đánh bạc cùng những sự họp tập phi pháp.

Điều thứ 9: Các khoản thưa kiện về việc hộ hay là việc thương mại thì do Hương hội xử lý. Nếu đôi bên thỏa thuận được, thì phải lập biên bản đệ lên quan sở tại để ghi vào sổ hòa giải.

Điều thứ 10: Hương hội có thể cử một nhóm có 2, 3 người giáp biểu, để giao cho quyền bắt phạt các điều trong dân làng phạm vào, Khoán lệ, tuần phòng của làng mà điều hình, luật trị không nói đến, phạt từ 1 hào đến 1 đồng bạc, tiền phạt phải nộp vào công quỹ trong làng.

3. Việc hành động của Hương hội làng Định Công Thượng:

Điều thứ 11: Hương hội chọn ở trong các viên có chân hội ấy, bầu 1 viên Chánh Hương hội và 1 viên Phó Hương hội.

Điều thứ 12: Hương hội lấy người Phó Lý trưởng đương thứ phụ vào Hội đồng để bàn định, trong làng có Chánh Phó tổng cũng vậy.

Điều thứ 13: Hương hội lại chọn trong các giáp biểu hoặc người ngoài, lấy 1 người làm thủ quỹ và 1 người làm thư ký. Phó Lý trưởng và Trương phiên không được làm thư ký, thủ quỹ. Người thủ quỹ dẫu không là giáp biểu cũng được vào Hội đồng dự quyết bàn định. Người thư ký nếu không phải là giáp biểu thì dự vào
Hội đồng để Hội đồng chọn người hỏi ý kiến. Chức trách thủ quỹ cần phải chọn người nào mà gia sản có đủ, để bảo đương chức trách của người ấy. Thư ký phải chọn người am hiểu thư toán, hai người ấy cũng phải hợp lệ như đã nói về khoản mục bầu giáp biểu ở trên.

Điều thứ 14: Trừ khi có việc cần mở Hội đồng bất thường, còn thì mỗi tháng cứ ngày Chủ nhật đầu tháng họp bàn việc làng, nhưng trong tháng 10 tây phải hội họp 1 kỳ hay mấy kỳ, để lập sổ dự toán thu chi và trong thượng tuần tháng Giêng tây phải họp 1 kỳ để lập sổ sưu thuế và các thứ thuế thu vào cho dân. Các kỳ Hội đồng cho cả công chúng vào xem, không được quyền nói và không được làm náo động. Hội đồng ai phạm những điều ấy phải trục xuất ra ngoài phòng Hội đồng. Viên Chánh Hương hội phải giữ cho Hội đồng có trật tự, khi Hội đồng mà trục xuất 1 viên Hương hội ra ngoài, là bởi do phần nhiều các viên có mặt tại Hội đồng bàn định, khi không đồng ý thì thôi.

Điều thứ 15: Nhời bàn của Hội đồng nếu có phần nhiều quá nửa hội viên dự hội họp, thì nhời bàn ấy mới có giá trị.

Điều thứ 16: Phải lập biên bản các nhời bàn của Hội đồng rồi phải ghi những biên bản ấy vào một quyển sổ riêng và phải có các viên Hội đồng hiện tại ký tên. Nghị định của Hội đồng phải có phần nhiều ưng thuận, nếu hai bên không đồng ý mà số người bằng nhau, thì hoãn đến kỳ sau, nếu kỳ sau cũng lại thế, thì bên nào có chân Hương hội là bên ấy được. Việc ưng thuận thì bắt đầu tự giáp biểu nhỏ nói trước rồi đến giáp biểu to nói sau cùng. Các nghị định của Hương hội trái với quyền lợi Nhà nước hay là của trong làng thì cấm không được làm.

Điều thứ 17: Việc nào mà can thiệp đến trong làng, thì một viên Hương hội hay là nhiều viên Hương hội không được bàn việc riêng ấy, phải họp cả Hương hội mở Hội đồng bàn định.

Điều thứ 18: Viên Chánh Hương hội phải coi sóc các việc trong làng, viên Phó Hương hội là giúp việc cho Chánh Hương hội, khi viên Chánh Hương hội đi vắng, thì viên Phó Hương hội thay việc ấy; nếu Chánh phó cùng đi vắng, thì Hội đồng chọn lấy người giáp biểu nao biet viec hon duoc thay quyen ay.

Điều thứ 19: Hương hội lại ủy cử riêng hai viên giáp biểu để cùng với Lý trưởng mà thi hành những án về việc tịch kí và bàn những tài sản của người can án, ngoài các việc ấy, hai viên ấy cũng phải lâm việc khác mà Hương hội giao cho. Viên Chánh Hương hội hay người đại biểu của viên Chánh Hương hội thay mặt cho trong làng khi đi hầu kiện, hoặc xã là nguyên đơn, hoặc xã là bị cáo.
Điều thứ 20: Người thủ quỹ phải coi việc thủ quý tiền công của dân, các công việc do Chánh Hương hội kiểm sát hay là do một viên kiểm sát của Hương hội cử ra, làng phụ cấp cho người thủ quý tiền phụ cấp đồng niên là 6 đồng.

Điều thứ 21: Người thư ký phải coi việc lập biên bản các kỳ đồng niên Hội đồng của Hương hội cùng các sổ sách của làng mà Chánh Hương hội bảo làm, làm giấy má về công việc của Hội đồng cùng là các việc biên chép ấy, làng để cho người thư ký đồng niên tiền 6 đồng bạc. Lương của thư ký và thủ quỹ thì Hội đồng có thể tùy tài chính trong làng mà tăng giảm khi làm sổ dự toán.

4. Quan kỉ làng Định Công Thượng:

Điều thứ 22: Viên giáp biểu nào mắc bận không đến dự Hội đồng phải có khiếu trước để Hội đồng biết, nếu không có nhẽ chính đáng mà không đến dự Hội đồng luôn ba kỳ thì Hội đồng sẽ làm nghị định không cho làm giáp biểu nữa. Viên giáp biểu nào phạm lỗi về việc chính trị hoặc làm việc trê nải luôn hay là thường xét thấy không có đủ lực làm việc v.v… hoặc thất lễ mấy Hương hội, các viên này trình quan trên trừng trị. Viên giáp biểu nào hách dịch hay là phải án phát giam thì không được dự vào Hương hội huyền chức. nữa. Viên giáp biểu nào mà bị giấy tòa án sức bắt thì phải tạm

Điều thứ 23: Khi xem chứng rằng: Quyền lợi của trong làng bị thiệt hại, vì Hương hội làm việc không cẩn thận hay là trề nải hay là cai trị không được hoàn toàn, thì quan trên bãi Hương hội ây, lúc ấy Hương hội có thể kêu quan trên xét lại, mà nghị định quan trên là nhất định. quan Công sứ và quan Tổng đốc duyệt y. Nếu người nào có điều khuyết thế nào thì Lý trưởng phải kê cho đúng.

5. Sổ chi thu làng Định Công Thượng:
Điều thứ 24: Muốn cho trong làng chi thu có chừng mực, cho khỏi tổn đau dân, thì phải làm sổ chi thu, sổ chi thu ấy chi thu đồng niên từ mồng một tháng Giêng tây đến 31 tháng Chạp tây, mà thường năm cứ đến ngày mồng một tháng Mười tây người Chánh Hương hội, hội mấy người thủ quỹ, thư ký và Lý trưởng mà làm sổ dự chi dự thu sang năm, làm xong rồi thì hội tất cả Hội đồng để bàn định.

Khi Hương hội đã thỏả hợp rồi, thì phải tự vào sổ biên bản ấy lên quan huyện để đệ bẩm lên quan trên xét. Khi quan trên duyệt y rồi mới được thi hành. Sổ dự toán ấy phải làm 4 bản, 1 bản chính, 3 bản sao, mà bản chính phải viết bằng chữ Quốc ngữ, khi nào cần viết bằng chữ Nho phải viết cả hai thứ chữ, 1 bản chính khi quan trên đã duyệt y, thì phát về cho Hội đồng tuân hành, còn ba bản sao để lưu lại tòa, tỉnh và huyện. Khi chưa hết năm mà muốn thay đổi khoản thu chi nào khác mấy sổ dự toán thì Hội đồng phải họp để làm biên bản, trong biên bản phải kê rõ vì có gì mà thay đổi, rồi sao sổ biên bản lên trình quan huyện để bẩm lên quan trên phê duyệt đã rồi mới được thi hành.

Điều thứ 25: Phàm những khoản tiền thu vào (như là thứ thường thu, thứ bất thường thu v.v…), những khoản tiền chi ra (như là những thứ thường chi, thứ bất thường chi v…) đều phải theo y như trong nghị định quan Thống sứ đã định.

Điều thứ 26: Hết năm thì Hội đồng trình sổ xem số thực thu vào là bao nhiêu, tiền thực chi ra là bao nhiêu, yết thị tại đình hoặc tại sở Hội đồng và tất cả các công sở trong làng, ít ra cũng là mỗi tháng để đồng dân cùng biết.

Điều thứ 27: Những khoản phí về việc chi công cho người phụ việc trong làng mà không quá số 20 đồng thì viên Chánh Hương hội được tự quyền các phát chi, nhưng quá số 20 đồng thì phải có Hội đồng trong làng thỏa thuận mới được trích tiêu không được quá số dự định, phải rất tiết kiệm để tiền công còn thừa làm tiền lưu trữ.

Điều thứ 28: Những món tiền năm trước còn lại ấy, lại biên vào số thu sang năm, để làng dùng làm việc sinh lợi hay là để chi tiêu.

Điều thứ 29: Nếu làng đem tiền ấy cho vay thì lấy lấi nhẹ thôi, nhưng người vay phải thế chấp điền sản hoặc người có vật lực trong làng dứng bảo lnh làm tin, nếu không thì không cho vay. Những điền sản thế chấp cho làng, giá đáng 10 phần chỉ được 3, 4 phần thôi, nhưng người đi vay thế chấp điền sản thi phải cs Lý trưởng nhận thực.

Điều thứ 30. Hoi dong dinh cho ai vay thi phai bien vao so bien bản, bảo người vay phải viết văn tự, văn tự thì thủ quỹ giữ, ai vay tiền công hễ đến hạn thì phải giả cả gốc và lấi, chứ không được viết lãi làm gốc mà tăng hạn thêm nữa. Hạn cho vay tiền công trong 6 tháng mà thôi.

Điều thứ 31: Nếu số tiền công ít mà người vay nhiều và những điền sản của những người vay ấy đem thế chấp bằng nhau thì Hội đồng bỏ thăm, ai bắt được thăm thì cho vay.

Điều thứ 32: Muốn cho trong làng tin cậy các giáp biểu và các giáp biểu làm hết bổn phận, vậy nên cấm những người có chân trong Hội đồng và vợ con những người ấy vay tiền công của làng.

Điều thứ 33: Trừ thư ký, thủ quỹ thì làng có chi tiền lương đồng niên, còn Chánh Phó Hương hội và giáp biểu thì giúp việc cho dân, chứ không vì tiền lương, chỉ khi nào đi việc quan, thì dân chịu tiền phí tổn cho mà thôi.

Điều thứ 34: Mỗi kỳ Hội đồng làng chi 3 hào làm tiền phù trầu trà.

ĐÌNH - ĐỀN THỜ TỔ NGHỀ KIM HOÀN _ ĐỊNH CÔNG THƯỢNG
ĐÌNH – ĐỀN THỜ TỔ NGHỀ KIM HOÀN _ ĐỊNH CÔNG THƯỢNG

6. Phó Lý trưởng làng Định Công Thượng:

Điều thứ 35: Lý trưởng là người môi giới cho Chính phủ với trong làng, nhưng công việc và chức trách của Lý trưởng, trong nghị định của quan Thống sứ (điều thứ 19) đã nói, thì Lý trưởng phải y tuân mà làm cho hết bổn phận, Phó Lý trưởng là giúp việc Lý trưởng, Phó Lý trưởng không có quyền tự ý quyết định việc làng, phải theo ý kiền chung của Hội đồng giáp biểu. Lý trưởng giữ sổ sinh tử, giá thú phải tuần lệ biên ký minh bạch, trong ba tháng phải kê tường mấy Hội đồng kê trình.

Điều thứ 36: Lương Lý trưởng làng cấp tiền nguyệt hương cho đồng niên 24 đồng người, Phó Lý trưởng đồng niên làng cấp cho 12 đồng, ngoài tiền ấy lại được lĩnh tiền lộ phí nữa. Số tiền lương ấy đến kỳ làm sổ dự toán Hội đồng có thể tùy tài chính trong dân mà tăng giảm ít nhiều cũng được.

Điều thứ 37: Giáp biểu và Lý trưởng vì việc công phải đi xa trong 5 cây số, làng không chi lộ phí, quá số ấy làng chi mỗi người mỗi ngày 4 hào tiền phạn phí, còn tiền hành cước xã phí thì tùy phái của tỉnh về đường đi tự làng đến nơi quan đòi mỗi cây số đi 2 xu về 2 xu. Nêu người tư dân nào xin đòi tiền, thì người ấy phải chịu tiền phạn phí và tiền xa phí ây, chứ dân không chi.

7. Sưu thuế làng Định Công Thượng:
Điều thứ 38: Lý trưởng tiếp lĩnh quan phải có bài, về phải tường trình với Hương hội mở Hội đồng mà tính sổ bổ thuế.

Điều thứ 39: Sưu thuế đã có ngạch nhất định của Nhà nước, Hội đồng cứ theo trong bài chỉ mà không bổ, không được chia đàn anh, đàn em, ruộng nội canh hay phụ canh mà bổ nhiều bổ ít.

Điều thứ 40: Trong sổ bổ phí phải biên rõ người nào bao nhiêu điền thổ, bao nhiêu sưu đinh, thành bao nhiêu tiền không được hàm hỗn.

Điều thứ 41: Khi đã bổ xong thì phải biên vào sổ biên bản rồi sao ra ba bản nữa, 1 bản trình huyện, một bản yết thị tại đình và 1 bản giao cho Lý trưởng hành thu đê nạp.

Điều thứ 42: Những người thiếu sưu thuế Lý trưởng phải trình lên quan cứu xử.

Điều thứ 43: Ngày bổ sưu thuế không được bày ra sự ăn uống để làng phải đóng nặng thêm.

8. Sự kiện cáo làng Định Công Thượng:
Điều thứ 44: Trong làng có ai có kiện cáo về dân sự hay thương sự, trước hết phải trình Hội đồng hòa giải.

Điều thứ 45: Hội đồng tiếp a trình phải mở Hội đồng, lấy nhê chính đáng và tình thần ái mà hòa giải cho hai bên. Nếu hòa giải
Xong, thì theo kiểu trong luật làm chứng thư hòa giải giao Lý trưởng trình quan sở tại biên vào sổ mà Hội đồng cũng biền vào sổ biên bản của Hội đồng nữa.

iều thứ 46: Việc hòa giải không xong thì Hội đồng làm giấy kê rõ nguyên ủy việc ấy và ý kiến của Hội đồng trình lên quan sở tại xét xử, nếu tòa án xử cũng như Hội đồng thì làng lại phạt người thua kiện từ 2 hào đến 5 hào.

Điều thứ 47: Những việc hình sự dù không thể hòa giải, những người đương sự cũng nên trình ngay cho Hội đồng biết để Hội đồng xét hỏi duyên cớ trình quan, vì Hội đồng đã xét hỏi được khúc chiết phân minh thì có thể giúp cho việc tra xét của quan trên, mà hai bên cũng bớt được những sự đòi hỏi phiền phức.

Điều thứ 48: Hội đồng xét hỏi duyên cớ việc hình sự phải ra làm biên bản trình quan chứ không được bắt vạ hay cho Tuần tráng sách nhiễu nhà sự chủ.

Điều thứ 49: Những Hội đồng và Lý dịch phải đi làm chứng về việc hộ hoặc việc hình, nếu quan trên xử bên nào thua kiện thì phải chịu tiền phí tổn cho những người đi làm chứng ấy.

9. Sự canh phòng trong làng làng Định Công Thượng:

Điều thứ 50: Việc canh phòng để giữ tính mạng, tài sản chung của cả làng, thì cắt tuần phải cắt người khỏe mạnh thực thà, mà sự canh phòng phải cho nghiêm mật mới được. Cắt tuần lệ làng, có chia rà làm 4 phiên (do nhất, nhì, ba, tư) cứ đến ngày mồng Ba tháng Chạp An Nam thì đổi phiên, lệ làng ai đến 18 tuổi, trừ những người có tiền đại lạo (nộp tiền để không phải đi) còn thì Lý trưởng kê tên giao cho

Trương phiên gọi vào phiên ấy để đi ra tuần. Ai không đi tuần thì phải mượn người khỏe mạnh đi thay. Ai không mượn được người đi thay, thì phải nói với Lý trưởng và cả tuần phiên để nộp tiền ba đồng cho phiên ấy thuê người khác thay.

Điều thứ 51: Nguyên làng có ba điếm thì mỗi điểm có 4 người tuần để canh phòng cả trong làng ngoài đồng. Nhưng Phủ lý và Trương phiên đốc xuất canh phòng.

Điều thứ 52: Những khí giới canh thì làng trích lấy tiền công sắm cho nhưng hết hạn lại giao trả làng, người nào nhận giữ thứ gì thì phải biên nhận ở Lý trưởng. Nếu đánh mất thì phải mua cái khác đền hoặc chiếu nguyên giá đền trả dân.

Điều thứ 53: Làng đã sẵn có ba điểm canh rồi không phải làm thêm nữa, khi nào quan trên có sức làm điếm thêm hay những điếm ấy đổ nát thì làng sẽ lấy tiền công mà làm và tu bổ.

Điều thứ 54: Cứ đến tối thì Phó lý, Trương phiên phải đổi hiệu khẩu hiệu ra điếm, Tuần tráng phải theo ngay ra điểm mà canh ai có phương trở phải mượn người canh thay. Nếu bỏ không canh, thì hai lần đầu mỗi lần phạt 1 hào, đến lần thứ 3 thì Hội đồng chiểu theo Hương ước mà phạt.

Điều thứ 55: Tuần tráng phải thường thường đi tuần luôn chung quanh làng cho trộm cướp khỏi vào làng.

Điều thứ 56: Ai bắt được kẻ trộm có tang tích thì làng thưởng cho 1 đồng, bắt được đứa kẻ cướp thì làng thưởng cho 5 đồng.

Điều thứ 57: Tuần phải chịu trách nhiệm về sự trộm cướp, trong làng có nhà nào mất trộm mà tuần không bắt được đứa phạm và quan trên không tra xét đứa phạm, thì tuần phiên và những người đốc tuần phải chiểu vật giá mất mà đền cho sự chủ. Như khi kíp phát tuần đã hết sức kháng cự không thể giữ được thì không phải đền. căn cước đáng nghỉ thì bắt giải tình quan trên tra xét. nho trơng tưng nếu thấy ngườ nàh khưang trê pta x ch tày thân vị

10. Canh ngoài đồng làng Định Công Thượng:
Điều thứ 59. Trong những mùa hoa máu tà Phs Lỹ Trương phiên phải thay đổi đem Tuần tráng để trông nom dòng điền.

Điều thứ 60: Tuần tráng và Phó Lý Trường phiên phải theo quyền phép Hội đồng và Lý trưởng.

Điều thứ 61: Tuần tráng phải coi các đường khuyên nông gò đồng của làng, thấy ai làm hủy hoại thì tường Hội đồng xét thực, phạt từ 1 hào đến 5 hào mà thôi, khi Hội đồng định phạt ai thì phải tự vào biên bản, nếu người bị phạt có nại chứng có thì Hội đồng cũng phải xét hỏi đã rồi mới định phạt.

Điều thứ 62: Tuần tráng phải coi việc giữ nước và tháo nước, nhưng khi muốn giữ muốn tháo phải hỏi ý kiền Hội đồng không được tự quyềt.

Điều thứ 63: Những người nào tháo nước đơm cá làm ruộng bị cạn thì tuần phải bắt ngay giải tường Hội đồng xét phạt từ hai hào đến 1 đồng, nếu tuần dung túng để nước ruộng cạn, thì Hội đồng phạt tuần tiền cũng như người vi phạm.

Điều thứ 64: Lúa mạ hoa mầu ngoài đồng tuần phải canh giữ cho cẩn thận, mất đâu tuần phải chiểu nguyên giá mà đền.

Điều thứ 65: Lương tuần làng chi cho mỗi người mỗi tháng 5 hào, đồng niên cộng là 6 đồng, nhưng chia phát làm hai kỳ, 1 kỳ là 6 tháng và 1 kỳ là tháng Mười Một tây.

Điều thứ 66: Khi nào nhiều việc phải canh phòng, mà Hội đồng xét cần phải thuê thêm người canh phụ cho tuần, xong việc rồi thì giả tiền công ngay, mà món tiền công giả ấy Hội đồng lập bản trích tiềên công quỹ mỗi người mỗi ngày hai hào rưỡi.

Điều thứ 67: Các khoản ở trong biên bản định riêng việc thu tiền để chi về việc hoa mầu sẽ cùng thi hành với những điều đã nói ở trên.

11. Sự cấp cứu làng Định Công Thượng:
Điều thứ 68: Gặp lúc cần kíp như là nước lớn sức ra sang hộ đề hoặc lửa cháy nhà nào hoặc trộm cướp nhà nào, trừ những người 60 tuổi và người yếu đuối, còn người làng nghe động hiệu phải lập tức đến cứu, nếu ai biếng nhác không đến, Hội đồng xét thực phạt từ 2 hào đến 5 hào.

Điều thứ 69: Ai vì sự cấp cứu mà bị thương, làng cấp cho tiền thuốc chữa trị, trọng thương thành tật, làng xem tùy tật nhẹ nặng mà cấp cho từ 1 đồng đến 10 đồng, bị thương đến nỗi chết làng cấp tiền tuất cho 20 đồng và cả làng đi đưa ma, nếu người nào bị thương thành cố tật, đến khi 55 tuổi lên lão thì làng trừ tiền vọng lão ấy cho.

12. Sự vệ sinh làng Định Công Thượng:
Điều thứ 70: Muốn cho người làng mạnh khỏe, cần phải theo phép vệ sinh một là phòng bệnh, hai là chữa bệnh.

Điều thứ 71: Hội đồng phải thường xuyên hiểu bảo dân làng thực hiện nghiêm ngặt những quy định kê khai dưới đây.

Điều thứ 72: Cấm không ai được vứt uế vật ra ngoài đường và làm nhà xí ở bên đường hay là để cho nước bẩn chảy qua đường đi, nếu nhà nào muốn cho nước chảy ra đường thì phải làm cống ngầm, người nào không tuân thì phải phạt từ 2 hào đến 1 đồng.

Điều thứ 73: Các giếng nước ăn phải tìm cách giữ gìn cho được trong sạch, nhưng phí tổn về việc sửa sang giếng ấy thì làng lấy tiền công chi.

Điều thứ 74: Khi trong làng phát những bệnh có thể truyền nhiễm thì Lý trưởng phải trình quan ngay xin thầy thuốc chữa.

Điều thứ 75: Khi trong làng có một người ốm nặng ở chỗ khác đem về làng thì phải có một tờ chứng chỉ của quan thầy thuốc nhận thực là không phải bệnh truyền nhiễm, trình giấy ấy với Chánh Hương hội hoặc Lý dịch, Nếu không có giấy ấy thì cấm không được đưa về trong làng. Trong làng ai thông tuân thì pahts từ 5 hào đến 1 đồng và bắt phải đem lên nhà thương chữa chạy.

Điều thứ 76: Trong làng có ai mắcà dưỡng tế phong: Tý trưởng phúi trình quan khẩm thực đem ra nhà dưỡng tế, không được vị hét để ở trong làng.
Điều thứ 77: Những vật uế khí cùng những đồ dùng của ngườới ổm hay người chết cảm không được vút xuống, hồ ao, lại cầm làm chuởng lợn hay chuỗng xí ở cạnh hồ ao hay là ở những chỗ đo bản có thể chảy xuống bờ ao, ai không tuân, làng phạt từ 2 hão đến 5 hào.

13. Đường sá, cầu cống làng Định Công Thượng:

Điều thứ 78: Phó Lý và Trương phiên phải trông nom đường sá, cầu cống trong làng cùng ba điểm, thấy nơi nào hư hỏng phải tường trình Hội đồng để sửa lại.

Điều thứ 79: Các đường chung cả làng và các đường chung ba xóm, nếu chỗ nào phải sửa, Hội đồng trích tiền công mà sửa sạch sẽ, còn các ngõ tư thì do các chủ cùng đi chung ấy phải cùng bảo nhau mà sửa sang cho cao ráo.

Điều thứ 80: Ai làm việc riêng mà làm hại đến cầu cống đường sá gò đồng chung của làng, trừ ra phải sửa đền, Hội đồng lại phạt từ 2 hào đến 1 đồng.

Điều thứ 81: Ai cần tháo nước qua đường trước phải trình Hội đồng biết, tháo xong rồi phải đắp lại đẹp đẽ như cũ, nếu không tuân thời Hội đồng xét thấy phạt từ 2 hào đến 5 hào.

14. Sự vệ nông làng Định Công Thượng:

Điều thứ 82: Thường năm làng nên tu bổ các khuyến nông và khơi sâu các ngòi lạch giữ nước để cho tiện việc làm ruộng.

Điều thứ 83: Cấm không ai được phát cỏ bờ ruộng mà không đắp lại để bờ lở dần đi, ai phạm, Hội đồng phạt từ 1 hào đến 5 hào và bắt phải bồi bổ lại.
Điều thứ 84: Cấm chăn trâu bò ở bờ ruộng khi lúa mạ đã tốt, ai phạm, làng phạt từ 2 hào, nếu trâu bò ăn lúa của người ta lại phải đền nữa.
Điều thứ 85: Cấm chăn vịt gà ngoài đồng khi đã gieo mạ cấy lúa, ai phạm, Hội đồng phạt 2 hào đến 1 đồng, nếu gà vịt ăn phá lúa của người ta lại phải đền nữa.

15. Các của công làng Định Công Thượng:

Điều thứ 86: Đã gọi là của chung thì trong làng ai cũng có nghĩa vụ phải giữ, nếu ai làm tổn hại thì phải bồi thường.

Điều thứ 87: Khi làng có bán động sản hay là bất động sản, Hội đồng phải đấu giá, phải kê nhật yết thị và rao mõ cho mọi người biết trước phiên đấu giá 10 ngày.

Điều thứ 88: Trước khi cho những người thầu bỏ phiếu thì phải nộp một số tiền ký quỹ nhiều ít tùy Hội đồng chiểu theo đăng giá ngạch sản vật đem đấu giá mà định. Khi mở phiếu hễ người nào không thầu được thì Hội đồng sẽ giả lại tiền ký quỹ ngay lúc mở phiếu xong. Người thầu được hạn trong 5 ngày phải nộp tiền, nếu để quá hạn thì mất số tiền ký quỹ ấy, mà Hội đồng đem đấu giá lại, phí tổn do người bỏ không nộp tiền ấy phải chịu. Khi đấu giá xong phải ký vào biên bản, mà người nào thầu được cũng phải ký vào biên bản ấy.

Điều thứ 89: Ai đấu giá cao thì được, nhưng Hội đồng phải làm biên bản đính theo giấy tình nguyện để lưu chiểu.

16. Xét gian lận làng Định Công Thượng:

Điều thứ 90: Những điều Chính phủ đã có lệnh cấm như rượu lậu, thuốc phiện lậu, mở sòng, đánh bạc lấy hồ, thì Hội đồng và Lý dịch cần phải khám xét luôn để trừ cấm gian lậu.

Điu hư 91, Ai cấy phạm cẩm thít đồng vật để thể khuyền ngin đuợc tai Hhộ đông bho Lý trưởng bít tang vật để làm biên bàn và giải trình quan trừng trị.

Điều thí 92. Nhứng người phạm ông đân làng, eh đã chiểu tuti tội rồi, nhung làm mất phong tục tron tháng đền thì Hội đồng phạt khưng cho dy đình Trung tể lế từ ba tháng đến một năm. Những người nào đềm ngày to tiếng làm náo động hương thôn để làm mất sự yên ổn trong làng bị phạt 4 hào.

Điều thứ 93: Trong làng những con giai con gái phạm tội bất hiếu bất mục, ăn trộm ăn cắp và gian dâm hoang thai, ai phạm những tội ây dù quan trên đã chiểu luật trị tội rồi nhưng làm mất phong thể trong làng Hội đồng phạt từ 2 hào đến 1 đồng, hoặc truất vị thứ xuống 1,2 ngôi hoặc cấm không cho dự đình chùa lễ bái ăn uống từ 6 tháng đến 2 năm.

17. Sự giao thiệp làng Định Công Thượng:
Điều thứ 94: Theo thói quen khi có quan trên đến làng, chỉ có Phó Lý trưởng ra nghênh tiếp, nếu đi vắng thì quan khách không biết hỏi ai, như thế thì không được hợp lệ, nay việc ấy các viên Hội đồng cũng phải nghênh tiếp mấy Lý dịch.

Điều thứ 95: Quan Tây, quan ta bất thần có việc đến làng, thì tuần phải đi báo ngay cho những người Hội đồng ra nghênh tiếp, các viên Hội đồng và Chánh, Phó Lý phải lấy lễ nghi chính đáng mà nghênh tiếp tại công sở. Nếu các quan muốn khám có sự gì ngăn trở, thì Hội đồng phải giữ gìn cho được ổn thỏa. Ở trong địa giới có ai ốm đau hay bị tai nạn gì, Hội đồng nghe tin báo, phải đến tận nơi liệu phương kế mà cứu giúp ngay.

18. Sự giáo dục làng Định Công Thượng:
Điều thứ 96: Dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai được từ, nếu khi làng có đủ tiền thì sẽ lập riêng một trường học để dạy trẻ con trong làng. Thường năm làng lấy tiền công và tiền của người cung học phí để chi tiêu việc trường và cấp lương cho thầy giáo.

Điều thứ 97: Trẻ con trong làng lên 7 tuổi thì phải đi học. Làng lấy tiền công mua giấy bút để cấp cho những con nhà nghèo đi học, mà Hội đồng xét thực không thể mua được ấy.

Điều thứ 98: Người nào đi học (hoặc chữ hoặc nghề) được thưởng.
Nhà nước dẫu đến tuổi đóng góp, dân cũng trừ cho phần tạp sự ở trong làng. Nêu người nào giả danh làng xét ra sẽ không được trừ nữa.

19. Giữ công sản làng Định Công Thượng:


Điều thứ 99: Trong làng những nơi đình, chùa, miều, chợ hoặc gò, đồng bờ lũy mà có cây cổ thụ và cây cỏ ăn hoa trái, lũy tre v.V…những sản vật ấy là của công làm cảnh trí thịnh lợi cho dân, thì nơi nào nơi ấy dân đã giao cho người chuyên chủ giữ gìn, cấm không được hái chặt lấy, làm lợi riêng. Người nào phạm đến, Hội đồng chiểu phạt từ 2 hào đến 1 đồng sung vào công quỹ.

Điều thứ 100: Trong làng phàm những cây cối (bất luận lớn nhỏ)
hoặc mồ mả, cấm người chăn trâu bò không được ràng buộc mà hại của công của tư trong dân, ai mà phạm đến, Hội đồng chiểu phạt từ 1 hào đến 5 hào sung công quý.

20. Ngụ cư kí táng làng Định Công Thượng:

Điều thứ 101: Làng chỉ cho người có căn cước minh bạch và có nghề nghiệp chính đáng ngụ ở trong làng mà thôi, trừ những ngụ cư tạm, còn những người có sản nghiệp ở làng thì cũng phải chịu trách nhiệm canh phòng với dân làng.

Điều thứ 102: Ai ký táng ở đồng điền dân, trừ những chỗ cấm địa và gần giếng ra, còn để vào ruộng nào phải mua đất ruộng ấy, nhưng cũng phải sửa trầu 100 miếng, rượu 1 chai lớn, yết thân rồi tường mấy Hội đồng biết và phải nộp tiền đất lệ dân hung táng 5 đồng cát làng 3 đồng lại đấi tuần tiển kiếm có 5 hào. Hội đồng Xem xồng trát lào kí táng có giấ nhận thực và có phép quan trên ph thì mới được để, không được cưỡng táng.

Giải pháp công nghệ giúp làm gia phả vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí

Trước đây, việc làm gia phả thủ công tốn nhiều thời gian, chi phí, một thời gian sau phải thuê thiết kế lại khi có cập nhật thành viên, không chủ động trong quản lý.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ phát triển thì việc quản lý nhiều thành viên, nhiều đời trong họ lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí khi có các loại phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ như:

Phần mềm Gia Phả Đại Việt

Phần mềm Quản Lý Gia phả

Phần mềm Gia Phả Số Đại Việt

Giao dục dòng họ bằng Gia phả
Hình ảnh minh hoạ _ phả đồ dòng họ _ hương ước làng Định Công Thượng

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1210, tòa nhà Trinity Tower Số 145, Đường Hồ Mễ Trì, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Website : https://giaphaso.com

Hotline/Zalo: 0979.33.88.11
Email: hotro@giaphadaiviet.com

FacebookGia Phả Đại Việt

#Tục hay, lệ lạ – Thăng Long Hà Nội

HƯƠNG ƯỚC LÀNG ĐỊNH CÔNG THƯỢNG

Định Công Thượng