1.Giới thiệu về câu đối tết

Câu đối Tết còn gọi Xuân liên hoặc liễn Tết, đây thực tế là một thể loại văn học thuộc thể biền ngẫu: gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước dịp tết đến, xuân về.

Câu đối tết là vật không thể thiếu trong mỗi dịp đón xuân về của người Á Đông nói chung và của người Việt nói riêng. Thường được viết trên giấy hồng điều, bằng mực, hoặc chữ kim nhũ vàng, thậm chí có một số câu đối còn được viết trên giấy đỏ dát vàng.

Nội dung mang ý nghĩa chúc tụng, thể hiện ước vọng một năm mới với nhiều điều an lành, hạnh phúc và may mắn. Người Việt xưa sẽ treo câu đối đỏ bằng chữ Nôm trong nhà.

caudoi 1029 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Ông đồ viết câu đối Tết

2. Ý nghĩa của việc treo câu đối tết

Treo câu đối tết trong nhà từ lâu đã là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt. Tết đến nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa, treo đèn, kết hoa, tìm mua những chậu quất, chậu đào và đặc biệt là không thể thiếu câu đối xuân. Sự xuất hiện của những câu đối Tết hay treo vào ngày tết càng làm cho không khí xuân thêm vui tươi, phấn khởi, khiến người ta ngập tràn cảm giác ấm áp, yên bình chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn.

Câu đối ngày tết được rất nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ tốn bao bút mực nói về nó. Dưới đây là bài viết nói về câu đối tết của tác giả To Nam Nguyễn Đình Diệm, mời quý đọc giả cùng tham khảo:

tong hop nhung cau doi tet suc tich hay ma ban khong the bo lo 202102101509290467 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Câu đối Tết

3. Bài viết “Giai thoại về câu đôi tết” của tác giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm

Những tài liệu hùng hồn xác thực để chứng minh ai là tác giả một câu đối tết tuyệt diệu ngày xưa.
Theo lệ thường niên gần cuối tháng Chạp, thành thị cũng như thôn quê, đâu cũng xôn xao sắm Tết, ngoài món nêu cao pháo điện, giò chả bánh chưng, người ta vẫn không quên được món câu đối đỏ.

Các nhà yêu văn mỗi khi nhắc đến chuyện câu đối đỏ thì cũng không quên nhắc đến câu đối của cụ Nghè Chu viết cho người chủ mành Nghệ trước đây già nửa thế kỷ mà ai cũng phải ca tụng là câu độc đáo, chẳng những từ đấy về trước, mà cả từ đấy về sau, chẳng còn câu nào có thể sánh kịp!


Thế mà lạ thay! Không hiểu căn cứ vào đâu? Hay bởi những tay hiếu sự lập dị? Lại bảo vế trên là của cụ Nghè;
còn vế dưới kia cụ không tìm được chữ đối, phải nhờ cụ Cử hay cụ đồ nào đối giúp.
Câu truyền ngôn trên theo ý riêng tôi thì nó đã làm thương tổn văn danh của bậc thi hào quá cố, nếu nó là câu thất thiệt chẳng cũng ân hận lắm sao? Vì thế chúng tôi vẫn phải cố công tìm kiếm cho ra sự thực.


May sao trước đây độ hai chục năm, khi còn ở ngoài Đất Bắc, chúng tôi thường hay qua lại bến đò Hưng Yên, có được quen biết một cụ đồ già ở ngay chợ Gò thuộc huyện Kim Động; thấy cụ nhớ nhiều chuyện cũ, tôi bèn hỏi rõ nguyên ủy về câu đối ấy có đúng như lời đồn lại rằng do cụ Nghè và mấy cụ nữa hợp sức mới làm nên được hay không.


Hỏi xong thấy cụ tỏ ý bất mãn, phủ nhận những lời truyền ngôn, rồi cụ thuật lại một cách rất là tỉ mỉ như sau:
Cụ nói vào khoảng cuối năm Nhâm Dần (1902) hay là Quý Mão (1903) gì đó, lâu ngày tôi không nhớ rõ. Chỉ nhớ được rằng lúc ấy quan Nghè Chu Mạnh Trinh đương làm Án sát Hưng Yên, mà cụ là học trò quan Nghè, lúc nào cũng ở bên cạnh.

Năm ấy có một ông chủ mành Nghệ chở hàng ra Bắc bán xong, vào khoảng 20 tháng Chạp định trở về quê ăn Tết, vì không thuận gió, đành phải đỗ lại ở bến Hưng Yên, cùng với mấy chục thuyền mành chúng bạn, bỏ neo xếp hàng chữ nhất một quãng khá dài, thuyền nào cũng đã cắm một cây nêu cao ngất, từ hôm 27-28 đã nghe tiếng pháo nổ giòn, khiến cho quang cảnh bến đò trở nên tưng bừng náo nhiệt khác hẳn cái Tết mọi năm.

Nên lúc bấy giờ người ta đã gọi nó là một cái Tết nổi của phố Hiến, mà trong đám Tết nổi đó thì người đáng kể nhất là cái tánh cầu kỳ của ông chủ thuyền mành nọ.


Bởi vì năm ấy hàng bán hết, thu được lợi nhiều, ông định ăn Tết lớn hơn chúng bạn hàng mành, các món khai vị đã mua ở trên Hà Nội cả rồi, nay phải đỗ lại Hưng Yên thì ngày 28 gặp phiên chợ Tết, ông lại lên phố xem có thứ gì hay hay. Sau khi dạo khắp phố phường, nhận thấy nhà nào cũng dán câu đối đỏ rực. Nghĩ mình dầu theo nghề nghiệp thương mại, nhưng mà cũng mạch thư hương, nay gặp tiết Xuân, lẽ nào chẳng có lấy dăm ba chữ…


Nghĩ thế ông bèn rẽ sang chỗ viết câu đối bán Tết, thấy mấy ông đồ đương lúi húi viết; chữ Hán thì câu “Niên niên tăng phú quý”, đối với: “Nhật nhật hưởng vinh hoa”. Chữ Nôm thì câu “Oanh ca yến múa mừng xuân trẻ, đối với “Nước thịnh dân giàu hưởng phước chung”. Đại để câu nào cũng tả màu xuân sặc sỡ, không hợp tình cảnh cái Tết tha nhân của mình.


Riêng có một câu “Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng”, đối với “Xuân mãn càn khôn phước mãn”. Câu này sự thực nó là câu cũ, nhưng sao mỗi vế lại cắt cụt đi một chữ dưới đuôi (câu trên cắt mất một chữ Thọ, câu dưới cắt mất chữ Đường)? Thấy khách chú ý câu đó, ông đồ mim cười một cách hóm hỉnh cho biết: chính câu đối này đã đưa ông đến trước tụng đình suýt nữa bị nguy.


Nguyên sáng hôm qua có một thiếu phụ góa chồng giàu có vào hạng thứ nhất thứ nhì trong hạt, đến mua câu đối dán Tết. Tôi bèn dùng ngay câu cũ, rồi theo cách thức của Yên Sơn ngoại Sử thường cắt bớt đi chữ cuối để cho câu văn được kêu và thêm già dặn.


Chẳng ngờ khi bà đem về treo ở ngoài cửa thì có kẻ nào độc miệng cắt nghĩa xuyên tạc ra rằng: Thiên tăng tuế
nguyệt nhân tăng 天増歳月人増:Trời tăng năm tháng người thêm; Xuân mãn càn không phúc mãng 春滿乾坤腹満:Xuân
khắp non sông bụng phổng.

Đó chữ phúc nghĩa là phúc lộc mà họ xuyên tạc ngay ra chữ phúc là bụng phổng tức là có bầu, chửa hoang, rồi họ buộc cho nhà nho đã nói xúc phạm đến phần tiết trinh của người quả phụ, khiến cho bà ấy nổi trận tam bành, mượn họ làm đơn đi kiện.

May nhờ quan Án tức là quan Nghè Chu Mạnh Trinh rất mực công bằng, quở trách bà ấy không được nghe xằng kiện bậy, và bắt bà ấy bồi thường danh dự cho nhà nho một quan tiền kẽm đây này.


Ông đồ kể qua câu chuyện rồi mời chủ thuyền mua giúp vài câu. Nhưng ông chủ thuyền không thấy câu nào hợp với tình cảnh của mình nên vẫn do dự.

Ông đồ thấy thế bèn giới thiệu ngay: “Ví bằng hoa-ông muốn có văn hay thì phải vào nơi quan Nghè; còn chúng tôi đây viết văn bán chợ chỉ có thế thôi. Nhưng ông nên nhớ: Văn chương quan Nghè mỗi chữ giá đáng ngàn vàng, chứ không rẻ rúng như văn của chúng tôi đâu nhé”.


Chủ thuyền thấy ông đồ giới thiệu như vậy lập tức về lấy 5 lạng bạc với 4 bao trà thượng hảo kèm theo một đôi liễn tàu, đưa vào trong dinh quan Nghè để xin câu đối.


Hỏi qua lai lịch và ý muốn xong, ngài gọi quân hầu đem bút mực ra, rồi ngài viết ngay một vế. Vừa viết đến chữ cuối cùng của vế trên thì lính hầu vô bẩm: Cụ Cử ở bên Phủ Lý sang chơi. Ngài vội đặt bút xuống bàn thì cụ đã vào tới nơi chào hỏi: “Ồ! Quan bác cũng chơi câu đối Tết đó sao?”. Ngài đáp: “Không, chúng mình còn chơi chữ với ai mà Tết với nhất. Câu này đệ viết cho bác lái mành Nghệ đương ngồi chờ kia…”.


Cụ Cử ngâm đi ngâm lại vế trên không ngớt khen hay và giục: “Vậy bác viết nốt vế dưới xem nào. Vế trên bác đã tập cổ để nói về cảnh, tất nhiên vế dưới cũng phải tập cổ để nói về tình. Tìm được câu nào khả dĩ cân đối được với câu trên tưởng cũng khó lắm! Âu là bác phần tôi…”.


Cu Nghè vội vàng gạt đi mà rằng: “Vế dưới đệ cũng tìm được chữ đối xong rồi. Khoái lắm! Khoái lắm! Vậy xin bác đừng đọc vội. Chúng ta hãy theo như cách Khổng Minh và Chu Công Cẩn ngày trước, mỗi người đều ra một chỗ, để viết câu mình dự nghĩ vào trong bàn tay, thử xem văn tài của bác và tôi có giống nhau chăng”.


Quả nhiên, sau khi viết xong cùng quay trở lại chỗ cũ, cùng xòe bàn tay ra coi, thì hai câu viết trong hai bàn tay không sai một chữ nào cả! Hai cụ vỗ tay cả cười, rồi đem viết ngay vào liễn. Câu đối ấy như sau:


望春春可憐(1),嶺樹重遮天里目(2)
Vọng xuân xuân khả liên, lĩnh thụ trùng già thiên lý mục.
欲歸歸未得 (3),孤舟一繫故園心( 4)
Dục qui qui vị đắc, cô chu nhất hệ cố viên tâm.


Nghĩa là:
Trông xuân xuân đáng thương, cây núi ngăn đôi nghìn dặm mắt,
Muốn về về chửa được, con thuyền buộc một mối tình nhà.


Về phần ông chủ mành Nghệ, ngồi nghe các cụ đàm đạo văn chương. Nhất là lại được mục kích một lối chơi chữ bằng cách hợp chưởng (hợp bàn tay) như Khổng Minh và Chu Du đã thử nhau bằng một chữ hỏa (k: hỏa công) ở trong bàn tay, thì ông lấy làm một sự hi hữu (ít có) trong đời.

Nhân vì năm ấy được đại phát tài, nên phần hào hứng cao đến tột độ: Ông lại móc túi lấy ra 4 lạng bạc nữa để xin 4 chữ viết vào hoành phi treo giữa, còn hai vế đối thì treo hai bên. Hai cụ liền cho 4 chữ: Xuân lai giang thượng ( Xuân tới trên sông)

Câu này nguyên văn ở trong Đường thi là “Xuân lai giang thượng kỷ nhân hoàn”: Xuân tới trên sông đã mấy người trở về? Chủ thuyền mành thấy hợp với tình cảnh của mình, lấy làm khoái chí, bái lãnh đem về.

Thế là nguyên khoản câu đối đỏ, ông đã tiêu mất 9 lạng bạc, với 4 bao trà. Thời ấy khen ông là người đã biết chơi chữ lại biết tiêu tiền, thực hiếm có vậy.


Chủ mành bái lãnh câu đối trở ra ngoài rồi, hai cụ lui vào nhà trong đã thấy mâm rượu dọn sẵn, trong khi chén thù chén tạc, cụ Nghè nhắc lại: “Lão chủ thuyền kia thực cũng có duyên văn tự, nên mới gặp dịp bác sang, cả hai chúng mình cho hắn đôi câu đối ấy, quả thực tuyệt diệu; nhất là bốn chữ Xuân lai giang thượng: Xuân tới trên sông, khác nào mình đã đem cả mùa xuân đổ vào khoang thuyền của hắn.

Xem ra hắn cũng là tay biết thưởng hương vị trong đám con thuyền Nghệ An, nên đã tỏ vẻ hớn hỏ vui mừng như kẻ bắt được ngọc báu.


Biết đâu những áng kỳ văn kỳ bút, nó chả là điềm báo trước sang Xuân hắn chả phát tài gấp 10 gấp 100.
Giả thử ngay lúc bấy giờ mình bảo hắn phải tạ thêm mấy lượng chắc rằng hắn cũng xin vâng.


Vậy nay nhờ trời đệ đã sẵn có thiên quan thiên lộc thì món nhuận bút 9 lượng bạc kia, đệ xin kính biếu đại huynh để sang năm mới làm vốn “quân tử chi du” (có câu Hà sào quân tử chi du 蝦巢君子之遊:Tổ tôm là món chơi của người quân tử). Đó là bất phí chi huệ (làm ơn huệ mà không tốn của mình), xin bác vui lòng…”.


Cụ Cử mỉm cười đáp: “Trên đã ban huệ, kẻ dưới đâu dám chối từ… Sự thực thì số nhuận bút ấy đâu phải là nhỏ;
đối với vốn tổ tôm còm của nhà nho, thì cứ đánh rền đến hàng chục năm cũng chưa hết vậy”.


Nói tóm lại: Giai thoại về câu đối đỏ trên đây, từ ấy đến nay thường thấy truyền ngôn: câu trên là của cu Chu Mạnh Trinh, còn câu dưới là của cụ Cử bên Phủ Lý hay là của một ông đồ nào đó. Nay nhân có người đã được mục kích kể lại như thế, thì câu vế dưới là câu của cả hai cụ.
Chứ cụ Nghè Chu là người đã chiếm giải nhất về bài phú và 20 bài thơ vịnh Truyện Kiều, thì cụ có nghèo chữ đâu mà phải vay mượn?

Trích: Tết Việt

Tác giả: To Nam Nguyễn Đình Diệm

4. Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Với các cụ ngày xưa, câu đối ngày tết là rất quan trọng, ngoài ra việc lưu trữ và giữ gìn thông tin gia phả dòng tộc cũng là một việc vô cùng quan trọng từ xưa đến nay. Gia Phả nơi ghi dấu cội nguồn, nơi lưu lại thông tin dòng họ qua các đời.

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

+ Quản lý Gia Phả (bản Offline)

+ Gia phả Đại Việt (bản Offline)

+ Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phả, Gia phả đại việt)

z5079229427600 5eb80f373e619a73e9586216bd8828a6 2 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

5. THÔNG TIN LIÊN HỆ

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com

Facebook hỗ trợ: Gia Phả Đại Việt