1. Đánh bài chòi

Hằng năm, vào dịp Tết thời thanh bình, người ta thường tổ chức một lối giải trí gọi là đánh bài chòi.

Trên một khoảnh đất trống, thường là ở trong chợ, người ta dựng lên những cái chòi cao lêu nghêu, thành hai dãy, mỗi bên bốn cái đối mặt nhau. Một chòi dựng ở giữa, đằng cuối dãy, gọi là chòi trung ương.

Trên mỗi chòi có để mõ và cây dùi. Đối diện với chòi trung ương là một cái rạp, chỗ ngồi của các bực tai mắt trong làng (ngày trước là thủ chỉ, hương xã).

Một cái bàn kê trước rạp trên cắm các cây cờ nhỏ và ống thẻ dành để phát cho nhà con. Bên trái bàn là một cái trống chầu; bên phải, một trống chiêng (trống nhỏ).

mot hoi bai choi o binh dinh Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Bài chòi – Hội bài chòi vào dịp Tết

Trò chơi bài chòi này là một lối đánh bài. Các con bài thuộc thứ bài riêng gọi là bài trùng, bài tới, được bình dân hóa bằng những tên dị kỳ, vừa Hán vừa Việt: ẩm ầm, cổ điều,chín cu, chín gối, tám miềng, tám giảy, bảy thưa, bảy hộc, sáu miếng, sáu thưa, năm dụm, ngữ dịt, tứ tượng, cháng boà, cháng hai, nhất trò, nhì bí, tam quản, tứ cảng, ngũ trợt, ực chạng, thất dung, bát bồng… Ví dụ, chúng ta có 23 tên như ở đây. Với mỗi tên dùng cho hai con bài, chúng ta có bộ bài 46 con. Mỗi con bài được dán trên 1 thẻ.

Bắt đầu, người ta bán chời cho các tay chơi. Ví dụ môi chòi được định là 100?, tất cả tiền thu sẽ là 900?. Chòi trung ương không vì cái tên đặc biệt của nó mà được đối xử khác với các chòi kia.

Mỗi chòi được lãnh 5 thẻ. Rốt lại, ở nơi bàn phát thẻ, người ta giữ lại 1 con (9 x 5 = 45; 46 – 45 = 1). Con bài còn lại nơi tấm thẻ kia làm lẻ đôi. Thành ra, ở một trong 9 chòi trên kia tất có một chòi giữ tấm thẻ đồng tên với con bài dưới rạp này.

Một người cầm cái thẻ ra đứng giữa sân hô lên. Chòi nào giữ con bài ghép đôi với con bài còn lại, sẽ đánh 3 tiếng mõ báo hiệu mình có để người kia đem thẻ trao cho.

Trong khi phát thẻ, mỗi chòi hiếm khi giữ được các thẻ có con bài đồng tên. Nếu đủ cặp, họ giữ lại; nếu không đủ cặp, có con lẻ, nhân dịp nhận con bài dưới sân, chòi vừa đánh mõ, đưa ra một con lẻ, gọi là con rác.

Người chạy thẻ lại ra sân hô lớn tên con bài để có chòi nhận ra thẻ đồng loại, đánh 3 tiếng mõ gọi tới. Và cứ thế chuyến bài tiếp tục một cách chậm chạp. Giữa sân lúc bấy giờ cũng đang trình diễn một vở tuồng của ban hát Bầu X đảm nhận giúp vui.

Thường người ta hát bội hay hô bài chời. Trống chiếng, kèn cũng nổi lên phụ giúp cho tiếng hát; trống chầu được nện thùng thùng để khen tài tử.

Ngồi trên chòi, không phải chỉ một người mà có thể vài ba người hoặc một lũ trẻ, miễn là đừng quá sức chịu đựng của cái chòi. Họ bỏ thòng chân xuống giữa khoảng không, theo dõi tiếng hô tên thẻ, điệu bộ tài tử đóng tuồng, đám khán giả tụ tập qua lại.

Trống chầu, trống chiếng, tiếng hát, tiếng hô thẻ, mõ đánh, tiếng ồn ào của người xem, họp thành một âm thanh nhộn nhịp trong một quang cảnh rộn ràng vui mắt.

Vì chòi nào, với 5 thẻ được phát, chỉ có thể có tối đa là 2 đôi, nên luôn luôn có một con bài lẻ để chờ. Con bài đánh từ rạp ra làm nhiệm vụ của con thứ 6 chờ đợi đó. Khi nó dừng lại ở một chòi, thì một con bài khác từ chòi đó kế tục làm nhiệm vụ của nó.

Chòi nào được 3 đôi đầy đủ thì đánh lên một hồi mõ dài. Họ đã thắng cuộc. Người ta trao cho chủ chòi một cây cờ cán tre, lá giấy hồng điều được cắm trước chòi. Một cây cờ được trị giá bằng một lần góp tiền (100? trong ví dụ trên). Trong hội 9 phần hùn trên, người ta phải chia cho người cầm trống 1 cờ, ban hát 1 cờ. Bảy cờ còn lại do các chủ chòi tranh nhau. Cứ thế mà người ta chơi hết ngày, hết mấy ngày Tết.

2. Các yếu tố của trò chơi Bài chòi


Trong trò chơi bài chòi này ta ghi nhận những vật liệu: cái chời, bộ bài, một ý nghĩa hơn thua may rủi ở lối đánh bạc, một sự chung góp của một hành động có tính cách văn học thượng lưu và bình dân: hát bội và hô bài chòi.

Trong ý nghĩa địa lý nhân vẫn, chơi cũng là một hình thức nhà cửa. Nhà ở vùng này, trong kiểu mẫu lớn của nó, được P. Gourou xét đến kỹ càng ở một tập nghiên cứu!

215337 thu tuong nguyen xuan phuc du le don bang cua unesco ghi danh nghe thuat bai choi trung bo viet nam Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Bài chòi _ Lễ đón bằng của unesco ghi danh nghệ thuật Bài chòi

Trong mấy năm chiến tranh từ năm 1945 đến năm 1954, những ngôi nhà được gọi là lá mái đó đã bị triệt hạ gần hết
vì chính sách cải cách điền địa của họ, hoặc vì bom đạn của người Pháp. Ông Gourou bây giờ có đến vùng này chắc cũng
khó tìm được những mái nhà to lớn, xuôi dốc thẳng xuống đất đã gây cho ông một ấn tượng về ảnh hưởng indonésien
trong sinh hoạt địa phương.

Nhưng có là nhà lớn hay nhà nhỏ, nhà ngói vách gạch hay nhà tranh vách đất, chúng đều được xây trên một cái
nền để cao hơn mặt đất vườn từ vài tấc đến gần một thước để tránh ngập lụt.

Được gọi là chòi, dưới đồng bằng, là những chỗ tạm trú giữa đồng, quây bằng chiếu, bằng những tấm tranh, trên chụp một ngù rơm cho nước mưa chảy xuôi khỏi lọt vào trong.

Những chòi này dành cho các người giữ lúa, giữ dẹp, đó bắt cá, và nhất là những người chăn vịt. Cũng được gọi là chòi, những điếm canh của tuần đinh ngày trước, dân vệ ngày nay (chời mòng), gồm có một sạp tre đan (hoặc đập dập nguyên ống cho bằng thẳng) kê cách mặt đất độ 1/2 thước để tránh ẩm thấp.

Các chòi trên vùng núi, sát bìa rừng thì thường nằm trên ngọn của bốn cây tre nguyên chụm lại, cũng thường có mái che mưa nắng, bốn bên quây những tấm tranh hay tấm cót che gió.

Người ta lên chòi theo những mắt tre cố ý để lại dọc cây cột. Thôn dân ngủ đêm trên đó để canh chừng heo rừng ra phá hoại hoa màu. Trên một chòi cao cô lập như vậy, an ninh chống đối thú dữ được bảo đảm hơn cho người chủ.

Tại sao người ta lựa chọn cho các chòi trong trò chơi bài chòi ở đồng bằng này cái hình thức vật chất giống như chòi gác ở miền rừng rẫy? Có lẽ trong khi bình dân hóa trò chơi tổ tôm điếm’, người ta đã nâng cao chân chòi để kích thích sự ưa lạ để vui chơi chăng?

Trong hình thức mới của cái chòi cao lêu nghêu, giản dị, người ta thấy thoải mái hơn trong cung cách bệ vệ, đài các của nơi đình tạ mang các tên Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh trong tổ tôm điếm của giới trưởng giả.

Bộ bài chính là bộ bài tổ tôm. Nhưng có lẽ trò chơi tổ tôm gút mắc quá người ta nghĩ lối chơi giản dị hơn. Bộ bài tổ tôm thành bộ bài tới mà lối đánh tả rõ ở trên cũng giảng được ý nghĩa tên dùng.

Người ta chơi như ở trò tam cúc. Rồi lại có lẽ cũng vì những chữ bát sách, cửu vạn… xa xôi quá, người ta bình dân hóa tên gọi thành ẩm ầm, tứ cẳn…. Cách chơi giản dị khiến sự phổ thông hóa được dễ dàng hơn. Trò chơi không đóng kín vào một giới, không giấu giếm trong một vòng thành nào đó mà lan tràn giữa phố chợ, cho tất cả mọi người.

Tình chất phổ thông hóa, bình dân hóa của trò chơi bài chòi khiến nó kết nạp được thêm một yếu tố, một lối ca hát có nguồn gốc sâu vào trong sinh hoạt tâm linh của dàn chúng (xem phần 3).

Chính vì các hình thức tổ chức trang bi, nội dung cách chơi bài biến đổi mà chữ “bài chời” tuy có vẻ như dịch nghĩa của “tổ tôm điểm”, nhưng trò chơi thực đã biến dạng, khiến cho người dự khán không thấy được hình dáng nguyên thủy.

Đám hát phụ giúp không trang bị mũ mảng đai hia gì hết, tuy thường khi họ diễn tuồng Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Tam Hạ Nam Đường… Kép mặc bà ba đen, đào mặc áo dài mốc thếch, hay có khi cũng chỉ bà ba là đủ.

Tên thông thường gọi lối hát này là hô bài chòi, kỳ thực tên xưa cũ của nó là hô thai. Chúng ta thường nghe đến chữ đố thai. Đó là những câu lục bát ngầm chỉ một vật gì mà người ta phải tìm ra.

Thường ví dụ là những câu ca dao có sẵn mà người đố gán cho nó một chủ ý, chỉ định bằng cách nói rõ vật đố thuộc loại gì.

Chuột kêu rúc rích trong rương,

Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay.

Khi được chỉ định xuất chim thì người lanh trí lấy ý từ “đi cho khéo”, nghĩa là đi nhẹ nhẹ, khẽ khẽ, se sẽ, để mà đoán là chim se sẻ. Ví dụ nữa với câu:

Rung rinh nước chảy qua đèo,

Bà già lật đật mua heo kén chồng.

(Xuất quả)

Vì việc nước chảy qua đèo và hành động của bà già kia là trái với lẽ thông thường, nên người ta đoán người đố muốn chỉ (quả) trái lý, trái (của hoa) lý (?).

Không phải như bây giờ người ta đem các câu thai này lên báo chương ở đô thị. Ở nhà quê, và trước kia, vào dịp lễ tết lớn, người ta đem ra đố giữa chợ có giật thưởng. Một người xướng câu thai theo điệu hò ngân nga rồi trai gái làng hô theo để nhớ đoán tại chỗ hay về nhà tìm câu trả lời.

Trong trò chơi bài chòi lúc đầu, người chuyền thẻ khi thấy một con bài gì đưa ra, cũng hô lên một câu lục bát có ý nghĩa để người ngồi chòi nhận đoán tên con bài qua câu thai. Công việc có ý nghĩa vừa kéo dài trò chơi vừa làm vui người dự cuộc. Những câu hát phần đông không văn hoa gì hết và có khi lại vụng về, thô tục. Chúng tôi trích dẫn sau đây một số câu thai đó:

1- Đi đâu quảy chiếu đi hoài,

Cử nhơn không đậu, tú tài cũng không.

(con bài trên: thằng trò)

2- Đầu hôm ăn thịt, khuya lại ăn chè,

Hai cái không nghe, bí cứt, bí đái.

Khong nghe: chống đối nhau; thịt và chè ” không nghệt sinh bệnh)

3- Đầu quăn (g) chải lược đồi mồi,

Chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hườn quăn.

4- Ngó lên hòn núi Chóp Vung (Dung)

Ai cưới chị đó, tôi chung hai tiền.

(Chóp Vung: tên núi theo tượng hình, một hòn ở Quy Nhơn, xem Giã từ của Võ Phiến).

5- Chàu rày (ngày rày) đã có trăng non,

Để anh lên xuống có con em bồng.

6- Đêm nằm gối ấm không êm,

Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

7- Tiếc công bỏ mắn cho cu,

Cu ăn cu lớn, cu gù cu đi.

8- Vai mang bị bạc kè kè,

Nói quấy nói quá, nẫu nghe ầm ầm.

9- Đi đàng phải bịt khăn đen, Ở nhà vợ sắm vóc (hàng) sen nhuộm điều.

Đại khái là như vậy. Mỗi một tên con bài tổ tôm được Việt hóa đi đều có một câu thai. Khác với lối đố thai mà lời giải đáp thường ẩn trong nghĩa, ở đây câu hô có ngay tên của con bài vì chủ đích là người ta muốn nhà con nghe cho vui chứ không phải thử sự lanh trí.

Trong số những câu thu thập được trên, ta thấy có những câu lấy từ ca dao (câu 8), những ý thô tục bên cạnh những ý tình tứ (câu 6). Ý tưởng dùng câu ca ngân nga làm vui cũng gặp ở lô tô:

Anh tướng La Thành lòng trung với chúa, lỗi đạo đệ huynh, em nỡ lòng nào, giết Đơn Hùng Tín (là con Ba Mươi Chín).

Nhưng lối hô này xưa lắm. Khoảng trước chiến tranh, người ta đã bỏ đi để thay vào lối hô tên trống không, trong lúc Ban… vẫn đóng tuồng hát bội, hay hô bài chòi. Trừ những ông già 70, 80, rất ít người trẻ 30, 40 nhớ các câu thai trên.

3. Hô bài chòi trong sinh hoạt cổ truyền

dsc000371 Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến Gia Phả của người Việt
Bài chòi – Những người chơi bài chòi

Chỉ có người nhà nghề mới phân biệt hô thai là lối hát bài chòi những câu lục bát theo nhịp ngân nga và hô bài chòi là hô thai trong trò chơi bài chòi, trong khi ở ngoài dân chúng vẫn gọi hô thai là hô bài chòi lẫn lộn.

Khác với hát hò (giã gạo, tát nước…) ở thôn quê với những lời đệm “hò hề” bài chòi của một đám đông chen vào làm nhịp cho một người xướng, có tính cách giải lao, hô bài chòi là một lề lối làm việc kiếm ăn hẳn hòi.

Chúng tôi còn giữ lại trong trí nhớ hình ảnh chơi bài chòi những buổi tối ồn ào sau ngày 9-3-1945. Người lớn, kẻ trí thức chắc có những tin tức xác thực hơn về đêm biến cố này. Chúng tôi, lũ con nít và những người đàn bà, dân chài, đám buôn gánh bán bưng nơi chợ nhỏ cứ sẩm tối đến là kéo quây quanh những đám bài chòi nghe hát.

Thường đó là một cặp vợ chồng, gia đình kẻ mù tối, kẻ lành lặn, những đứa trẻ trên dưới 10 tuổi, ốm tong teo, trang bị bằng cả cái nghèo nàn với cặp phách bằng tre dùng lâu đến lên nước, họa hoằn mới có cây đờn cò, đờn bầu.

Họ kể cho chúng tôi nghe đêm đảo chánh đã xảy ra như thế nào ở Quy Nhơn, ở ngoài Bắc, trong Nam (không hẳn là ở đâu một cách mù mờ). Riêng tại địa phương, họ tỏ ra thông thuộc rõ ràng sự kiện như một phóng viên lành nghề. Nếu các phóng viên ngày nay xếp đặt sự kiện lại để gây tác động mạnh vào độc giả với những tình tiết lôi cuốn thì họ cũng biết điểm thêm vào bài ca những câu dí dỏm, những nhận xét tâm lý về phản ứng, thái độ nhân vật như vậy.

Họ thuật chuyện bên Nhật đã bố trí như thế nào (có cả giờ giấc nữa), sự thờ ơ của quân binh Tây trong đồn ra làm sao và sau khi đồn bị chiếm, tên quan ba Tây (có cả tên) lạy van, viên chỉ huy quân đội Thiên hoàng kiêu hãnh… nhất nhất hình như không sót một chi tiết cỏn con nào cả.

Chúng tôi say mê theo dõi tình tiết câu chuyện cũng như một vài người khác thích thú trong những đoạn Nguyệt Nga than khóc vân Tiên, hồi hộp với đoạn Thạch Sanh chém chản, hay thương cảm dùm Cô Thông Tằm bạc mệnh.

Những người hát dạo này giống như những người troubadour thời Trung cổ ở Âu châu, được sản sinh và nuôi dưỡng cùng bởi nhu cầu muốn thấu hiểu tin tức, bởi dư vang của những hội hè ngoài trời.

Có khác chăng là điều kiện sinh sống thuộc địa khiến những tin tức thầm lén ngoài vòng kiểm soát của chính quyền phải đi qua những người hát dạo của chúng ta; đằng khác, lối sống thành phố xa lạ, rời rạc, không đủ lấp mối khắc khoải thiếu thốn sinh hoạt tập thể của đồng quê, khiến chị bán tôm cá, anh thợ mộc, cô bán hàng… phải tụ tập lê la nghe ca hát, tất cả nuôi dưỡng một lề lối sinh hoạt vỉa hè đang dần dà tàn lụi, nên gượng gạo, tang thương như thân xác của người diễn trò.

Cho nên, khích động của bài chòi hát trong thời gần đây không phải ở những vần điệu văn chương mà là phản ứng của một thứ tinh thần quê hương, xứ sở, địa phương thân thuộc, chống đối lại đời sống máy móc tàn nhẫn của đời ngoại trị, mang ý nghĩa ái quốc và bảo thủ lẫn lộn. Vần điệu lục bát và biến thể của các bài ca thật là vụng dại và non nớt.

Những chữ đệm có công làm cho đủ chữ, đủ nghĩa trong câu, có khi thêm cho cây nhịp đủ thì giờ đánh lên, giữ gìn hơi thở người hô. Tiếng nhịp tạo thành một âm thanh ngân mà gọn sắc, trỗi lên trong đêm tịch mịch.

Hình như không có một quy luật nào để định nhịp phách trên các chữ, nhưng có một giới hạn nào đó trên âm thanh như trong một bản nhạc. Bởi vì, thường cứ 2 chữ người ta gõ 1 nhịp, nhưng nếu phải 3, 4 chữ thì người ta hô mau hơn để thúc lại, và 1 chữ thì kéo dài hơi ra.

Dương Lễ xưa/kết bạn/(với) Lưu Bình/, Ưu đồng/ cộng lạc/tử sinh/một lòng/. Dương Lễ/chiếm đặng/bảng rồng/, Ra làm/quan trước/chạnh lòng/cố -/tri → Lưu Bình/ đương lúc/hàn vi/,

Đề tài như ta đã nói ở trên, là những câu chuyện thời sự địa phương, thời sự nước nhà, thế giới, hay đề tài cổ điển… Tất nhiên, các tác giả vô danh đó cũng đem lại không khí thương cảm đối với người đàn bà bạc mệnh, chút hào hùng của tên cướp, cũng tỏ lộ mối băn khoăn bất lực trước đổi thay, biến động…

So sánh với những bản văn khác của các đề tài cổ điển, ta thấy thoáng một chút khác biệt về nhân sinh quan. Hãy xem trong bản văn hát chèo, Dương Lễ đĩnh đạc, quyết đoán bao nhiêu thì Châu Long khép nép, ngoan ngoãn đối với chồng, dè dặt, thận trọng đối mình bấy nhiêu:

DƯƠNG LỄ: ..Nàng phải đi nuôi bạn thay anh; công đức ấy xem bằng non Thái.

CHÂU LONG: Da dám thưa, chàng đạy đi đặm liểu đường cù, thiếp chẳng quản công phu khó nhọc. Vâng lời chàng đi nuôi bạn học; đi làm sao, về lại làm sao? Sợ lòng chàng quân từ chí cao, dạ như bể, dò sao cho xiết?.

Còn các nhân vật bài chòi tuy vẫn ép mình trong khuôn khổ, nhưng tình cảm có chiều hướng vượt ra, hành động không che giấu được tính tình phóng khoáng, ý muốn cởi bỏ ràng buộc:

Ra về nghĩ tới khóc than:

“- Không ai thay mặt (để) nuôi chàng một khi.”

Châu Long nghe nói vân vi;

” – Lạy xin phu tướng cho (em) đi nuôi chàng.

Cúi đầu em lạy phu lang,

Đem vàng tới đó nuôi chàng hiển vinh”.

Nhưng một sinh hoạt bài chòi được ưa thích như vậy tất có lúc phải rời bỏ tình trạng lẻ tẻ để tập họp lại thành những tổ chức lớn lao hơn. Bên cạnh hát bội và cải lương, bài chòi cũng lập thành ban, có bầu bì, đào kép, bài bản hẳn hòi. Ban “Thằng Sính”2 ở An Thái, trước khi hát, cũng phải làm gà vịt, đốt vàng bạc cúng tổ.

Những tay hát bài chòi cũ, bây giờ mỗi ‘Nguyễn Thúc Khiêm, Khảo về hát tuồng và hát chèo, Nam Phong tập XXV, số 144, 465. 2 Bằng chứng của quan niệm “Xướng ca vô loại”. khi nhắc lai, còn hãnh diện khoe rằng trước 1945, các ban “Binh Định mình” vô “miệt trong” (Khánh, Thuận) hát hỏ rát được nhiều người coi, một ngày một đêm có thể được “công đứt” (bao giàn) từ 20-22? (độ 20.000? bây giờ).

Sự phát triển đó có lẽ là do khích động của hát bội. Ta biết xứ Bình Định nhờ truyền thống Đào Duy Từ, Đào Tấn nên vẫn là một trung tâm của loại kịch nghệ cổ điển này. Giả thuyết dựa trên căn cứ: Bài chòi luôn luôn đứng ở thế phụ thuộc đối với Hát bội, ông Tổ Bài chòi lấy ở Hát bội, có lối hát gọi là Hát Thứ lễ trong đó Bài chòi được trình diễn phụ vào Hát bội.

Nhưng nhận xét đó không làm ta lầm lạc về tình trạng kém phồn thịnh của các ban bài chòi ở sinh hoạt kịch nghệ địa phương. Hát bội là một thứ sinh hoạt văn nghệ cao cấp, của trưởng giả, được vua quan ưa thích nên văn từ hoa mỹ, tình ý thiết tha, diễn xuất tinh vi, tế nhị, khiến cho dân chúng ùa nhau đi coi rồi trút lên đầu mọi tội lỗi, cho

Hát bội làm tội người ta,

Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con.

Các ban bài chòi giản dị hơn về tổ chức, nông cạn hơn về trình độ văn chương của các bài bản, nhưng cũng hấp dẫn dân chúng lắm. Trong lối hát Án (hát ở đình hay là hát ở các đám cúng vái), nó cũng thường thay thế hát bội.

Các đám hát cúng đình không có gì đáng nói vì nó ghép với một sinh hoạt có thể coi như là “chính thức” của làng xã, đã được nhiều người xét đến. Trò chơi bài chòi mang hình thức thế tục như đã phân tích ở trên.

Riêng trong địa vị ở các đám cúng vái, bài chòi mang một hình thức quan trọng hơn nhiều. Đám cúng vái được tổ chức lúc người ta thực hiện được một cuộc hẹn ước với thần thánh, ông bà, được tai qua nạn khỏi, đạt đến một ước ao… Vì thế ta mới thấy có chữ hát Án, mang một ý nghĩa phán xét, trang nghiêm.

Nhưng với mức sống thấp kém mà bỗng chốc hạ vài con heo, vật con bò, cho làng xóm “chúng” ăn, thật là uổng phí, và ít ai đài thọ nổi. Người được mời cũng chẳng muốn ăn không, nên phải đến dự với con cá, mớ trứng… và nhất là tiền. Thành thử, trong ý nghĩa kinh tế, sinh hoạt đó mang tính cách cho vay rõ rệt. Bởi vì, người tổ chức đám cúng, nhờ nơi tiền “đi đám” sẽ thu lại được một số vốn, và lại là con nợ của khách.

Sau này, khi người khách đến ăn tổ chức đám tiệc, thì người chủ hôm nay phải đem tiền đi đám lại, với giá cao hơn giá đã nhận. Cái vòng cho vay luẩn quẩn đó giúp người thôn quê tổ chức được đám tiệc: dựng vợ gả chồng cho con cái, tang ma, làm chay…

Thậm chí, có kẻ muốn vừa được một số tiền mặt, vừa trả nợ miệng và lấy uy tín với xóm làng (nhà ông X làm đám), nên cũng vật heo ra •làm đám. Đó là tiền thân của lối tổ chức hụi (huê, họ).

Bên cạnh khía cạnh kinh tế, chú ý thêm về sự phối hợp của khía cạnh nghi l, hội hề, ta thấy một “đám” có về như là một tht potlatch’ trong những điều kiện địa phương.

Lối ca bài chòi ăn sâu vào sinh hoạt dân chúng nhưt vậy không trách những nhà chính trị khôn ngoan, tìm cách vậy (i đa làm một khí cụ tuyên truyền. Con nho khoảng tháng 9-1954, một đêm tối trời, chúng tôi nằm trên nhà tram 6 Phi My, Ling nghe mot ngudi dan ba ho bai choi ke rõ trận đánh An Khê với sự tan rã của Chiến đoàn Lưu động 100, cùng những tình tiết của Hội nghị Genève…

Đêm vắng lặng sau những ngày đình chiến lại càng có vẻ mông mênh hơn mà tiếng ca của người đàn bà quyện với tiếng xào xạc của lá dừa, lẩn khuất theo với bóng mờ của cây cối, dạng người, dưới ánh sao, khích động hoàn cảnh riêng, tạo ra một nỗi nhớ tiếc, chán ngán, như báo hiệu một thứ thanh bình mỏng manh và như tuyệt vọng với một thời an lạc không có lại được nữa.

Xúc cảm có vẻ như lệch lạc, nhưng… chút kinh nghiệm riêng tư đó, có thể làm bước đầu hiểu hiệu quả của bài chòi đối với những người khác cùng xứ.

Những năm tạm yên 1955 – 1959, trò chơi bài chòi xuất hiện lại ở các phố chợ nhỏ trong vùng. Nhưng ý nghĩa bài bạc lấn lướt ý nghĩa giải trí, cho nên người ta lấy số thay vào tên con bài để cho mau kết thúc.

Thế rồi lô tô tổ chức với số đông con bạc tham dự nên lại lấn lướt bài chòi và phố phường ngày Tết đầy giọng ê a của lối mãi võ bán thuốc:
“Cái con gì ra… là con ba mươi chín… cái con gì ra…”

Bài chòi ở Bình Định

Bài chòi

Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Tết Việt Văn Hóa
Tết sum vầy

Ngày Tết cổ truyền (Tết nguyên đán) là một truyền thống của Việt Nam, ngày tưởng nhớ và hội tụ của ông bà đã khuất theo quan niệm xa xưa. Gia Phả là một sản phẩm giúp chúng ta ghi nhận thông tin dòng họ qua nhiều thế hệ

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

Quản lý Gia Phả (bản Offline)

Gia phả Đại Việt (bản Offline)

Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phảGia phả đại việt)

Tác phẩm Quan thượng thưởng xuân
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Tùy chỉnh thẻ ngang dọc

III. Thông tin liên hệ

Gia phả số trực tuyến hay phần mềm trên máy tính
Logo công ty

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com