Hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông Nay thuộc quận Hoàng Mai – Hà Nội

khoán ước của làng Định Công Thượng lưu truyền từ xưa hoặc chỉ có khẩu truyền mà không có minh văn, hoặc có minh văn mà không hợp thời thế. Bởi vậy cần nên cải lương, suy xét hiện tình thời này so với Khoán lệ thuở trước điều nào bất tiện thì đổi, điều nào có lợi thời theo, mục đích làm cho gia tộc được thịnh giàu, dân làng có trật tự, sau sẽ theo trình độ tiến hóa mà cải bổ thêm.

Phần thứ 2:
PHONG TỤC

  1. Sự điền thổ_làng Định Công Thượng:

Điều thứ 1: Ruộng chùa có 3 mẫu 4 sào 14 thước 1 tác. Nguyên xưa của các tổ sư và các cụ già để lại, thì xin giao tự táng hoặc ni cày cấy nộp thuế mà theo như giấy khi mới về nhập cư, cung sửa đèn hương các việc quanh năm ở chùa.

Điều thứ 2: Rieng Hoi dong te co 4 sao nguyen la cia 2 Hoi Tuvan
để lại xin chuyên giao cho hội ấy cấy cày nộp thuể và sửa sang cái việc trồng tế ấy.

Điều thứ 3:
Ruộng hương đăng 1 mẫu 2 sào 2 thước 7 tấc.
Ruộng hương mã 9 sào 12 thước 7 tấc.
Ruộng ngòi 1 mẫu 3 sào 12 thước 8 tấc.
Ruộng hậu tam lý 3 mẫu 4 sào 4 thước 2 tấc.
Ruộng bút chỉ của Lý trưởng 3 sào.
Ruộng cấp lương lính ngày trước 12 mẫu. Cộng 6 món ruộng ấy là 19 mẫu 3 sào 2 thước 4 tấc. Nay xin đấu giá năm một lấy tiền để vào công quỹ rồi xin chi các việc công dân trong một năm.

Điều thứ 4: Ruộng khẩu phân nhân đinh có 84 mẫu: ruộng hạ 28 mẫu 8 sào, ruộng thu 55 mẫu 2 sào nguyên xưa chia làm 24 phần mỗi phần 3 mẫu 5 sào gán về 6 giáp (Thiên Phúc, Yên Bình, Yên Thành, Thọ Trường, Yên Mỹ, Tam Đa) mà giáp nào giáp ấy nhận lấy chiểu cấp nhân đinh (do người chịu sưu dịch) trong giáp, nay xem ra giáp nào nhiều đinh thì được làm ruộng ấy luôn luôn, giáp nào nhiều đinh thì có người đến già không được làm ruộng ấy.

Vậy nay đồng dân thuận tình thu lại 24 phần ruộng nhân khẩu ở trong 6 giáp để chiểu tính nhân đinh trong làng từ 18 tuổi giở lên vận làm thành sổ mà chia số ruộng nhân khẩu ấy mỗi người 1 phần là mấy sào mấy thước mấy tấc chia ra hết số ruộng ấy, của người nào người ấy nhận lấy canh cung, cứ ba năm mới hạn chia lại.

Giả như trong hạn ba năm ấy có người đến tuổi thu sưu dịch thì cũng phải đợi hết hạn chia ruộng lại thì mới được nhận làm ruộng khẩu phần. Nếu trong ba năm ấy có người nào quá cố thì xin lấy phần ruộng quá cố ấy cấp cho người mới đến tuổi, ví như nhiều người đến tuổi mà phần ruộng quá cố ít thì quân san ra mà nhận lấy canh cùng.

Thảng phần quá cố nhiều mà người đến tuổi ít thì người đến tuổi chỉ được nhận ruộng khẩu phần như lệ cấp mà thôi. Túng như có người quá cố mà chưa có người đến tuổi, thì phần ruộng quá cố ấy xin đấu giá lấy tiền để vào công quỹ.

Hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông Nay thuộc quận Hoàng Mai – Hà Nội
Đình – Đền làng Định Công Thượng

2. Hôn lễ_làng Định Công Thượng:
Điều thứ 5: Lệ con giai không cứ nội ngoại, phải sửa trầu 100 miếng, rượu 1 chai lớn yết thần kính dân và lại phải nộp tiền lệ dân (nội thì nộp 1 đồng, ngoại thì nộp 3 đồng) cho đủ để nộp vào công quỹ. Mà nộp tiền phải nộp vào trước khi cưới, nhưng đến Chánh Hương hội lấy giấy, rồi đến nộp ở người thủ quỹ lấy dấu biên lai. Đem giấy biên lai ấy đến tường Lý trưởng mà khai biên vào sổ giá thú. Nếu người nào đến xin trước bạ mà Lý trưởng hỏi không có biên lai nộp cheo, thì Lý trưởng phải tường cho Chánh Hương hội biết đã, để Hội đồng xét xử thế nào rồi sẽ biên vào sổ giá thú. Còn như trong làng ai sinh con giai con gái, thì phải theo lệ đến tường Lý trưởng để biên vào sổ sinh, không được ẩn lâu.

Điều thứ 6: Nhà nào có đám cưới, cấm không được lấy nem bánh của nhà giai là sự xa hoa và chăng dây đóng cổng làm ngăn trở người ta, nếu ai không tuân Hội đồng phạt 3 hào.

3. Tang lễ_làng Định Công Thượng:
Điều thứ 7: Lệ tang có chia ra 4 hạng, hạng thứ nhất nộp lễ yết thần Chiết can 8 đồng và trầu 100 miếng; hạng thứ hai chiết nạp 6 đồng và trầu 100 miếng hạng thứ ba chiết nạp 4 đồng và trầu 100 miếng hạng thứ tư là những người nào nghèo khô không thể nộp tiền được thì chỉ 100 miếng trầu mà thôi.

Điều thứ 8: Những món tiền Chiết can ấy phải lấy của Chánh Hương hội đem nộp ở người thủ quý nhận tiền đủ rồi cho lấy biên lai, người nộp tiền đem phiếu biên lai ấy và 10 miềng trầu đến tường Ly truong de ke khai vao so ti ba.

Điều thứ 9: Lệ xin đô tùy hộ tống, thì những viên có chức sắc mệnh đã có khao vọng rồi được xin đô tùy dân 20 người, nhưng phải nộp tiền lệ dân cho đủ để vào công quỹ, Lý dịch cắt cử trong 4 phiên đinh, tráng, phải trừ ra những người đã có trong bản giáp bản xóm, ngoài ra như người nào xóm nào đã có lệ riêng của giáp ấy xóm ấy như nhà hiếu chủ giàu có làm rượu tạ làng thì cũng tùy ý chứ không lệ bắt phải làm.

Hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông Nay thuộc quận Hoàng Mai – Hà Nội
Đình – Đền thờ tổ nghề Kim Hoàn làng Định Công Thượng

4. Tế tự_làng Định Công Thượng:
Điều thứ 10: Trong làng có 6 nơi tế tự là 1 ngôi đình, 1 ngôi chùa thì đồng dân phụng sự khi nào có đổ nát, dân xin lấy tiền công quỹ tu bổ, 1 ngôi miếu thì Thiên Phúc lý phụng sự, có đổ nát, thì Thiên Phúc Lý tu bổ, hai nơi văn chỉ (do Xuân Thu nhị kỳ) thì hai Hội Tư văn phụng sự, có đổ nát, thì hai Hội Tư văn ấy tu bổ, còn 1 nơi nhà thờ tổ nghề thợ bạc ở tại Hà Thành – phố Hàng Bồ, nguyên dân xưa có ngạch kim hoàn cục, hễ đệ niên đến ngày (Xuân Thu nhị kỳ) thì đồng dân và những người trong làng làm nghề thợ bạc ấy tế tự. Khi nhà thờ ấy có đổ nát, thì đồng dân tu bổ, mà có cho thuê thì đồng dân lấy lợi ấy, những khi cho thuê thì đồng dân làm giấy giao nhận.

Điều thứ 11: Trong làng một năm có 4 kỳ đồng dân tế lễ chung (là kỳ Nhập tịch, kỳ Xuất tịch, kỳ Lập hạ, kỳ Thường tân) thì xin trích lấy tiền công quỹ giao Lý dịch xuất xứ tuần phiên sửa lễ đệ trình lên đình, để hương viên hành lễ, xong rồi Lý dịch và tuần phiên phải trông nom từ lúc hành lễ cho đến lúc đồng dân thụ phúc chung ở đình cho chu tất.

Điều thứ 12: Ngày mồng 10 tháng Giêng là ngày Thượng nguyên, đồng dân hội họp bàn định các công việc một năm ở trong làng, thì trích lấy tiền công quỹ 1 đồng bạc giao tăng tự hoặc ni nhận sửa hương đăng phẩm quả, để đồng dân làm lễ ở chùa.

Điều thứ 13: Ngày 12 tháng Hai lệ là ngày San tước, nhân đinh trong ba xóm (là xóm Thượng, xóm Trung, xóm Thiên Phúc) phải lên sửa sang đình vũ và gò đống cùng đường ngõ trong làng cho quang đãng sạch sẽ, xin trích lấy tiền bạc công quỹ 2 hào giao Thủ từ nhận sửa (trầu thờ 50 miếng, rượu 1 chai con) để đồng dân làm lễ San tước. Ngày hôm ấy hội hương viên cắt một viên đi khởi chỉ, Lý dịch cắt 4 người tuần phiên đến nhà, viên mạnh bái phụng nghinh thần sắc và triều y quan đới các hạng lên đinh cũng xin trích bạc công quỹ 1 đồng giao cho Thủ từ nhận sửa (trầu thờ 100 miếng, rượu 1 chai con, vải Tây trắng 1 vuông, bạch đàn nến, pháo, kim chỉ các hạng v.v…) để đồng dân làm lễ mộc dục.

Điều thứ 14: Ngày 13 là ngày Nhập tịch, xin trích lấy tiền bạc công quỹ 28 đồng giao Lý dịch xuất xử tuần phiên sửa lễ (lợn 2 con giá bạc 20 đồng, xôi 1 mâm giá bạc 2 đồng, rượu 3 đồng, trầu thờ 300 miếng và chuối tiêu, phù trà, diêm tương các hạng giá bạc 3 đồng).

Ngày hôm ấy những viên chức sắc đã khao vọng, mỗi viên phải sửa xôi 1 mâm, giá bạc 1 đồng rưỡi đều đệ lên đình, để Hương viên làm lễ nhập tịch, xong rồi thì lấy ra lợn 1 con, xôi cho chức sắc 1 mâm, để chia phần tất cả đại hạ, còn lợn 1 con, xôi 1 mâm thì tế lại làm cỗ để đồng dân thụ phúc chung ở đình, nhưng Lý dịch và tuần phiên phải trông nom các việc cho chu tất, còn như lệ cũ các chiếu phải sửa xôi thì xin Chiết can lấy tiền (hương viên mỗi người 5 hào, Hương lão (từ 59 tuổi), Tư văn mỗi người 3 hào) thu ngay ngày hôm ấy cho đủ để vào công quỹ.

Điều thứ 15: Ngày 15 Hương hội viên sửa lễ riêng khiết sinh, tư thình cố tròn, phù tửu tinh phẩm quả đệ lên đình để làm lễ Khánh hạ, lẽ xong rồi đỏ lễ ấy hội Hương viên đem về thụ phúc riêng, nhưng trích lưu cau tươi 30 quả để kính biếu về các chiều, đến như đồ lễ phẩm của Hương hội lão cũng đem về nhà mà thụ phúc riêng.

Điều thứ 16: Ngày 16 là ngày Xuất tịch, sớm hôm ấy xin trích bạc công quỹ 2 hào giao Thủ từ sửa lễ (trầu thờ 50 miềng, rượu 1 chai con) để hương viên làm lễ Dịch bào. Xong rồi lại trích bạc công quỹ 20 đồng giao Lý dịch xuất xử tuần phiên sửa lễ (lợn 1 con giá bạc 12 đồng, xôi 1 mâm giá bạc 2 đồng, rượu 3 đồng, trầu thờ 300 miếng và chuối tiêu, phù trà, diêm tương các hạng giá bạc 3 đồng) đệ lên đình để hương viên làm lễ Xuất tịch, xong rồi để tác làm cỗ đồng dân thụ phúc chung ở đình, nhưng Lý dịch và tuần phiên trông nom các việc cho chu tất.

Điều thứ 17: Ngày 17 Hương hội viên cắt một viên đi khởi chỉ và Lý dịch cắt 4 người tuần phiên phải phụng nghinh thần sắc và triều y quan đới các hạng như trước về nhà viên mệnh bái để phụng sự.

Điều thứ 18: Ngày Lập Hạ (do tòng quan lịch) xin trích lấy bạc công quỹ 40 đồng giao cho Lý dịch xuất xử tuần phiên sửa lễ (vàng mã giá bạc 7 đồng) và đồ lễ phẩm các hạng (lợn 2 con giá bạc 20 đồng, xôi 2 mâm giá bạc 4 đồng, rượu 4 đồng, trầu thờ 300 miếng và chuối tiêu, khái chúc, phù trà, diêm tương, các hạng giá bạc 5 đồng) đệ lên đình để hương viên làm lễ Kỳ phúc. Xong rồi thì lợn 1 con, xôi 1 mâm chia phần cả đại hạ, còn lợn 1 con xôi 1 mâm để tác làm cỗ để đồng dân thụ phúc chung ở đình, nhưng Lý dịch và tuần phiên mỗi người sửa vàng đai 200. trông nom các việc cũng như ngày nhập tịch cho chu tất, nhân đinh

Điều thứ 19: Ngày Thượng Hạ điền xin trích lấy bạc công quỹ mỗi con) để đồng dân làm lễ. kỳ 1 đồng giao Thủ từ sửa vàng mã (trầu thờ 100 miếng, rượu 2 chai

Điều thứ 20: Ngày 12 tháng Chín là ngày Thường tân, xin trích lấy bạc công quý 20 đồng giao Lý dịch xuất xử tuần phiên sửa lễ phẩm các hạng đệ lên đình để Hương viên làm lễ, xong rồi Lý dịch và tuần phiên trông nom các việc cũng như ngày Xuất tịch.

Điều thứ 21: Ngày mồng 2 tháng Chạp xin trích bạc công quỹ 2 hào giao Thủ từ sửa lễ (trầu thờ 50 miếng, rượu 1 chai con) để đồng dân làm lễ sau rồi thụ huệ ở đình.

Điều thứ 22: Trong một năm những kỳ đồng dân tế lễ (như là ngày Nhập tịch, Khánh hạ, Xuất tịch, Lập Hạ, Thường tân) đèn hương nến pháo bạch đàn, xin trích bạc công quỹ 4 đồng giao Thủ từ nhận sửa, mà những người lễ ấy tuần phiên trông nom sửa bày đồ khi tế các việc. Hội nhạc thì phải lên cử nhạc để hương viên hành lễ.

Điều thứ 24: Trong một năm từ ngày Nguyên đán cho đến ngày trừ tịch và tuần sóc vọng đèn hương nhật ra ở đình, xin trích lấy bạc công quỹ 24 đồng giao Thủ từ kí nhận sửa lễ (do ngày sóc sửa gà 1 con, xôi 2 đĩa, thanh tiêu (chuối) 2 nải, trầu 10 miếng, rượu 1 chai lớn giá bạc 1 đồng, ngày vọng sửa trầu 40 miếng, rượu 1 chai con, giá bạc 2 hào). Còn như năm nào phải sắm sửa các đồ dùng ở đình, cũng xin trích bạc công quỹ ra mua mà kê biên vào sổ dự toán năm ấy.

Điều thứ 25: Trong dân năm nào có đại hội vào đám, như ân mông Thần sắc và phong đăng thì dân sẽ tu biên bản đệ trình.

Điều thứ 26: Phàm đinh trung tự khí, trừ ra những sự trân trọng (như là sắc mạnh triều y long mạo các hạng v.v…) đã có lệ viên tế chủ phụng thủ, còn như các đồ vật khác, nay cứ chuyên giao Lý trưởng phụng thủ, thường niên hễ đến tiết lễ nào phải dùng đến vật gì thì Lý trưởng phải soạn ra giao tuần phiên đệ lên đình làm lễ xong rồi tuần phiên lại phải đệ về nhà Lý trưởng yên trí. Nhưng mỗi năm đến ngày 12 tháng Hai thì phải đệ tất cả lên đình để dùng làm việc đám. Đám xong rồi đến ngày Xuất tịch (là ngày 17) dân kiểm soạn xem lại biên giao Lý trưởng phụng nhận như thường.

5. Khao vọng_làng Định Công Thượng:

Lệ Vọng lão tư cách người có ba hạng:

Điều thứ 27: Trong làng ai có khao vọng sì và ai đền 55 tuổi thì cứ ngày Thượng nguyền tháng Giêng phái sửa trầu 20 miếng tường dân, vồi lại định cho ngày sửa lễ (trầu 300 miếng, rượu hoa 3 chai) yết thân kính dân và nộp tiền Chiết can vọng lễ.

Điều thứ 28: Chiếu Hương lão có hai hạng (1 chiều gọi là Hương lão, 1 chiếu gọi là lão hạng), Chiết can tiền vọng cũng có hai hạng (1 hạng 10 đồng, 1 hạng 6 đồng) như người nào đến 55 tuổi cũng phải nộp Chiết can của dân cho đủ, nhưng ai muỗn nộp hạng nào thì dân cũng nhận. Ai muốn ngồi chiếu nào thì dân cũng thuận, mà tiền Chiết can ấy để vào công quý.

Điều thứ 29: Những viên nào có hương viên thì cứ theo lệ tiền Chiết can đồ lễ của dân nộp đủ thì ngồi vào chiếu Hương lão, nhưng chưa được trừ sưu thuế Nhà nước.

Điều thứ 30: Những người có Tư văn mà chưa có ngôi hương viên, muốn ngồi vào chiếu Hương lão, thì phải vọng riêng chiếu hương viên 1 đồng và nộp tiền Chiết can của dân cho đủ mới được ngồi vào chiếu Hương lão, không thì ngồi lão hạng. Cũng chưa được trừ sưu thuế Nhà nước.

Điều thứ 31: Những người hương đinh mà đến 55 tuổi, muốn ngồi chiếu Hương lão, trừ nộp tiền Chiết can của dân ngoài, lại phải tiến vọng lễ ngoài của làng là 12 đồng, tiền ấy để vào hương công quỹ dân 4 đồng, chiếu hương viên 4 đồng, Tư văn hai hội mỗi hội 2 đồng, nộp đủ các món tiền ấy rồi mới được ngồi Hương lão. Nếu không vọng lên chiếu Hương lão, thì cũng phải nộp tiền Chiết can của dân mà ngồi lão hạng, dân trừ cho những tạp sự trong làng chứ cũng chưa được trừ sưu thuế Nhà nước.

Điều thứ 32: Viên nào 60 tuổi, thì chỉ phải sửa (trầu 100 miếng, rượu 1 chai lớn) yết thần kính dân, để dân trừ xôi cân gà lượt. Đến 61 tuổi mới được trừ sưu thuế Nhà nước.

Điều thứ 33: Như ai mà ra công dịch với dân hạng nào mà được chu niên lệ, không can khoản gì, khi lên lão thì các hạng tiền vọng ấy dân nhường trừ đi một nửa.

Điều thứ 34: Trong làng ai vọng hương viên thì phải có ngôi Tư văn và có thuần hạnh lại không can khoản gì thì mới được vọng, nhưng phải nộp tiền Chiết can là 10 đồng để vào công quỹ. Còn phải sửa trầu 300 miếng, rượu hóa 3 chai yết thần kính dân, còn như trong chiếu hương viên có lệ riêng phải đủ thì mới được ngồi.

Điều thứ 35: Trong làng viên nào có được phẩm hàm văn giai hoặc vũ giai tự nhất phẩm giở xuống đến lòng cửu phẩm hàm cùng khoa mục văn bằng và Chánh phó tổng, như về dân khao vọng thì lệ tiền Chiết can khao dân chiểu theo như trong nghị định nhưng phải sửa trầu 300 miềng, rượu hoa 3 chai yết thần kính dân chu đủ để vào công quỹ. Viên nào muốn rước sắc văn lên đình yết thần, xin dân cắt trung nam đi rước thì dân cắt 30 người và được đem đồ lễ tự khí của làng đi rước.

Điều thứ 36: Viên nào chưa đủ vị thứ trong dân mà được phẩm hàm về dân khao vọng, thì phải vọng đủ các vị rồi mới được khao lên chiếu chức sắc. Ví như viên nào ngụ cư được phẩm hàm cao vọng thì tiền khao vọng phải thêm hơn người nguyên ở làng 1 bậc. Còn như có phẩm hàm về mà chưa khao vọng, khi ra đình sở, thì cứ ngôi Hương ẩm ở đâu ngồi đấy. Niên ấy chưa phải bàn xôi lên đình, dân chưa kính biếu ở chiếu chức sắc, thì cứ theo phẩm hàm hơn kém mà định chỗ ngồi trên dưới, giả như có 2, 3 viên phẩm hàm bằng nhau cùng khao vọng thì dân chiểu theo ngôi Hương ẩm mà đặt trên dưới.

6. Vị thứ_làng Định Công Thượng:

Điều thứ 37: Vị thứ trong làng có hai ban, chia làm hai dòng, ban bên tả trong thì chiếu hương viên Hội đồng Lý dịch, ngoài đầu dòng giản binh rồi hương đình; ban bên hữu trong thì chiếu chức sắc Hương lão Tư văn, ngoài đầu dòng thì chiếu lão hạng hương đình.

Điều thì 38: Trong làng có một ngôi mạnh bái hoặc văn vũ tự cửu phẩm giờ lên cùng khoa mục văn bằng có khao vọng thì lên ngôi ấy, mà nhiều viên cùng có phẩm hàm đều khao vọng cả thì dân chiểu viên nào phẩm hàm cao thì ngồi chiếu nhất, còn thì cứ phẩm trật mà ngồi.

Điều thứ 39: Chiếu Hương lão ai đến tuổi thì phải theo lệ dân nộp tiền vọng Chiết can và lệ riêng của hương viên cho đủ rồi mới được ngồi.

Điều thứ 41: Trong làng ai xin vào Tư văn trong hai hội mà tổ phụ không có ngôi ấy, trước hết phải tường Hội đồng biết, nếu xét thỏa đáng rồi thì phải nộp tiền vọng của của dân 2 đồng sung vào công quý. Xong rồi, vào hội nào phải theo lệ hội ấy cho đủ, thì Hội đồng có giấy biên lai mà tên người ấy viên thủ văn hội ấy phải biên tên đưa cho viên thủ văn làng để viết văn đại hạ.

Điều thứ 42: Trong làng người nào đến 17 tuổi thì cứ ngày 12 tháng Chín sửa trầu 20 miếng đệ lên đình sở yết Thần tường Hội đồng để giao Lý trưởng trước danh nhập tịch đến 18 tuổi cũng thụ sưu thuế.

Điều thứ 43: Những người ngụ cư nhập tịch chưa được 3 đời và người thê hương mẫu quán nhập tịch, thì vị thứ kém người làng 1 bậc, làng đã có vị thứ phân minh như thế; như ở đình sở hoặc ở tư gia, cứ theo vị thứ chức sắc đến Hương lão hương viên Hội đồng Lý dịch Tư văn lão hạng giản binh hương đinh. Ai vị thứ việt tọa mà lại say rượu nói càn, Hội đồng phạt từ 2 hào đến 5 hào, nếu không chịu phạt, thì cấm không được ra đình chùa lễ bái ăn uống một năm.

Điều thứ 41: Lệ làng ngôi thứ nhất trong chiếu hương viên thì bảo chủ tế, viên thứ hai tả văn, mà đến kỳ Nhập tịch, Xuất tịch hoặc xướng ca thì viềt văn cả đại hạ.

7. Bầu hậu làng_làng Định Công Thượng:

Điều thứ 45: Trong làng ai muốn xin làm hậu thần hoặc hậu chừa thi trude hat c6 1ei ting dan cho duge thoa daing nhtng phai de nhiều ít vào dân và kí lạp có thứ bậc, như hậu lễ, sinh lễ, thì phải để ruộng (can), lễ hàn âm thì phải để ruộng (can) dân làm tờ kí điểm, lúc sinh thời dân kính biếu (can), hễ quá cố thì làm lễ kị (can) nhưng lại chiếu lệ nộp tiền kí điểm (can) để sung vào công quỹ. Người ngoại hương thì nộp tiền lệ gấp hai. Ai muốn lập bia thì dân cũng thuận, còn như lễ phẩm chiểu theo Khoán lệ cũng thế.

8. Kính biếu_làng Định Công Thượng:

Điều thứ 46: Đồng niên có 4 kỳ tế lễ chung (như là kỳ Nhập tịch, kỳ Xuất tịch, kỳ Lập hạ, kỳ Thường tân) đồng dân hành lễ xong rồi thì xin để ra hoặc cái thủ lợn hoặc cái cảnh lợn (cổ lợn) kính biếu về phần viên mạnh bái. Như văn giai từ tứ phẩm giở lên, vũ giai từ tam phẩm giở lên đã khao vọng sửa xôi lên chiếu nhất, thì kính biểu cái thủ lợn, văn giai từ ngũ phẩm, vũ giai từ tứ phẩm giở xuống cũng đã khao vọng sửa xôi lên mạnh bái thì kính biếu cái cảnh lợn, đến như cái tộ vẫn kính biếu về phần mạnh bái vào chủ tế, nếu mạnh bái vắng mặt mà viên nào thay vào chủ tế thì viên ấy được thụ phúc chung về phần tộ ấy.

Như chưa có phiên nào khao vọng lên chiếu mạnh bái ấy thì chiểu vị thứ ở chiếu Hương hội viên mà vào chủ tế, thì kính biếu về phần mạnh bái chủ tế đã nói ở trên rồi. Còn như kỳ nào sửa lễ lợn hai con thì trích ra 1 cái thủ lợn biếu về hội hương viên, 1 cái cảnh lợn (cổ lợn) biếu về hội Hương lão, 1 cái tộ lợn biếu về hương viên hiện tại hành lễ và thủ văn Thủ từ các Chức dịch. Giả như kỳ nào có 1 con lợn, đã biếu thủ thì cảnh lưu dân, biếu cảnh thì thủ lưu dân, đến như những chiếu trên và các Chức dịch thì kính biếu bằng khẩu trầu hoặc quả cau mà thôi.

Trở lên từ các biếu rồi, còn đồ biếu các thức (móng giò, bầu dục, quả tim, cổ hũ các hạng v.v…) để làm cỗ kính các chiếu trên, ngoài ra bao nhiêu thì tể tác làm cỗ đồng dân thụ phúc tại đình.

Điều thứ 47: Đệ niên kính biếu những viên chức sắc thì Lý dịch cắt cử tuần phiên 1 người đi biểu cho trọng phong tục, thảng như chưa có ngôi mạnh bái thì thủ (đầu lợn) hoặc cảnh (cổ lợn) lưu dân.

Điều thứ 48: Đòng niên các tiết tiểu lễ thì cũng để trầu ta kính biểu về các ngôi trên và những người có ân huệ.

Điều thứ 49: Ngày nhập tịch đến ngày xuất tịch, như có quý khách và giai vẻ tế lễ, thì dân trích lấy cau ta để kính biều các viên ấy, đến như trầu cheo thì kính biếu về hương viên Hương lão Hội đồng Chức dịch với Trương tuần chính trực, còn dư thì đến đâu hay đấy.

9. Mục kỷ niệm_làng Định Công Thượng:

Điều thứ 50: Phàm trong làng ai có lòng tốt (bất luận người sang người hèn hay đàn ông đàn bà) giúp đỡ dân trong khi ngặt ngòi hoặc lo liệu tái xuất lực làm điều có ích lợi về việc công cho dân (như việc đắp đê đường làm cầu quán, đình, chùa, miếu, chợ hoặc mở mang các trường văn nghệ v.v… thì những bậc ấy lúc sinh thời cứ đền ngày dân có việc kỳ trại gì cũng phải trích lấy phù lưu kính biếu) hễ đến khi quá cố thì dân phải cắt cử riêng người (hoặc Hội đồng hoặc viên chức hoặc đô tùy v.v…) đến thăm viếng cho có trọng thể.

Ngoài ra dân lại xét nghĩ công lệnh lớn nhỏ, hoặc lập bia hoặc đề bảng gọi là kỷ niệm cho hết nghĩa vụ. Trở lên các điều ấy trước là biểu dương những người có công đức cùng dân, sau là kỷ niệm lòng tốt về sau lâu dài mà khuyến khích lòng người cho dân có phong hóa.

Điều thứ 51: Nay thừa thượng lệnh sức cải lương Hương ước, thiết lập Hội đồng, chuyên trách làm việc thịnh lợi cho dân, phàm lòng người ai ai cũng phải kính mến, vậy dân xin lấy điều quan trọng đội ơn vô cùng.

Hệ đệ niên cứ đến ngày xuất hiện tân chính thi hành, xin làm 1 lễ gọi là lễ tân chính sinh nhật, khánh điền kỷ niệm tiết, thì dân phải hoan nghênh sùng bái đem lòng hâm mộ như bảo khuyên hóa cùng nhau, hoặc trích lấy tiền dư dụ trong công quỹ gọi là một chút để làm một tiệc mừng trong ngày hôm ấy, xin phép trong dân thì mở cờ đánh trống rước sách linh đình.

Tư gia mỗi nhà thì trồng 1 cột đèn kéo cờ, đến tối thắp đèn rất long trọng và xin có một nhời kỷ niệm, trên là cảm ơn công đức Chính phủ bảo hộ, dưới là nhớ ơn huệ các quan tư mục sẵn lòng dạy bảo dắt díu dân lên đường văn minh tiền hóa, đọc ở nơi Hội đồng công chúng cho mọi người lớn nhỏ đều nghe, trước là tiểu bạch lòng dân kính mền sau là cảm khích lòng người đời đời nhớ mãi không quên, mà lễ ấy chỉ được làm trong mt ngày ấy mà thôi.

Điều thứ 52: Kể từ ngày thi hành Khoán ước này, các Khoán ước gì cũ mà trái với Hương ước này đều bỏ đi hết.

Điều thứ 53: Trong làng ai trái những Khoán ước, thì Hội đồng xét tùy tình lý nặng nhẹ mà trách phạt.

Điều thứ 54: Đệ niên đến ngày việc làng là ngày Thượng nguyên, người thư ký phải đem Hương ước ra đọc tại đình để đồng dân cùng nghe đến như địa giới làng, đã có bản đồ, duy 1 cái chợ (nội 1 mẫu 1 sào 3 thước) tuy gọi là chợ Lủ nhưng địa phận dân thì dân phải trông nom tu sửa, một đoạn sông Tô Lịch từ đầu cổng xuống giáp quán Bỏng, nhờ ơn cho dân, năm nào cấy được thì dân được lợi.

Hương ước lập năm 1923.

Giải pháp công nghệ giúp làm gia phả vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí

Trước đây, việc làm gia phả thủ công tốn nhiều thời gian, chi phí, một thời gian sau phải thuê thiết kế lại khi có cập nhật thành viên, không chủ động trong quản lý.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ phát triển thì việc quản lý nhiều thành viên, nhiều đời trong họ lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí khi có các loại phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ như:

Phần mềm Gia Phả Đại Việt

Phần mềm Quản Lý Gia phả

Phần mềm Gia Phả Số Đại Việt

Giao dục dòng họ bằng Gia phả
Hình ảnh minh hoạ _ phả đồ dòng họ _ hương ước làng Định Công Thượng

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1210, tòa nhà Trinity Tower Số 145, Đường Hồ Mễ Trì, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Website : https://giaphaso.com

Hotline/Zalo: 0979.33.88.11
Email: hotro@giaphadaiviet.com

FacebookGia Phả Đại Việt

#Tục hay, lệ lạ – Thăng Long Hà Nội

HƯƠNG ƯỚC LÀNG ĐỊNH CÔNG THƯỢNG

Định Công Thượng