Vui chung với niềm vui cổ truyền của toàn dân với “nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” hay “bánh tét, dưa hồng, la ve, củ kiệu”.

Ngày xuân qua các nẻo đường sơn cước cũng hoa đào nở khắp rừng xanh, mai vàng tung cành nở, oanh líu lo ca, chim đua nhau hót, những hoa rừng rộn lên khúc nhạc yêu đương trong những dịp hội hè, tế lễ, hát xướng, múa ca sau những mùa lúa đã gặt xong,

Và bên buôn, bản lại vọng lên những câu hát tình tứ, thiết tha gợi cảm cùng những ngày vui say, ăn uống tưng bừng nhảy múa mà ta gọi là những ngày Tết với nhiều tập tục đặc biệt sắc thái địa phương của người dân quanh năm sống ở núi rừng cô quạnh.

Nhân ngày hội đầu xuân, xin mời quý vị đi một vòng “Trường Sơn” thân mến để cùng chung vui với người bạn thiểu số thân thiết nhất một mùa xuân dân tộc kết đoàn.

XUÂN QUA CÁC NẺO ĐƯỜNG SƠN CƯỚC
Ngày xuân qua các nẻo đường sơn cước

TẾT TRONG CÁC BẢN THÁI – XUÂN SƠN CƯỚC

Người Thái ở vùng thượng du Bắc Việt thuộc các tinh Sơn La, Lai Châu đón xuân với rừng đào mọc hai bên bò suối, hay xa xa trên một ngọn đồi nhìn xuống tưởng chừng những tấm thảm hoa vẫn mịn màng trải suốt đến tận chân trời xa tắp, có những dòng suối kết tụ những cánh đào rơi tạo nên từng bè hoa lớn nhỏ bềnh bồng trên mặt nước, trôi qua khe đá, lẩn trốn vào rừng già sâu thẳm.

Bắt đầu mùa Tết của người Thái là Tết cơm mới (Soong-sip). Khi lúa ngoài đồng chín vàng, ông Cai tổng Thái (quân mươn) họp dân lại ở Khu rừng cấm của Thổ thần (pi-mươn), lấy lúa ngoài đồng về nấu xôi, giết trâu làm lễ cúng do thầy Mo Mường (Pu mo mươn) đứng chủ lễ, người dân trong bản ăn uống linh đình ba ngày liền rồi mới gặt lúa về nhà.

Tiếp theo là Tết uống rượu (Kin lao mao), tất cả dân làng đến tụ họp ở nhà Cai tổng, ăn uống, vui chơi, với những tiếng “khèn” theo lời ca điệu múa uyển chuyển nhịp nhàng của các sơn nữ, vào dịp này mọi người đều say sưa túy lúy, rồi đến Tết ăn tiền (Kim tiên) vào đầu tháng Chạp, tế lễ để cầu trời đất, tổ tiên phù hộ cho được an khang, phát đạt.

Điểm đặc biệt có Tết ông Táo của người Thái trùng hợp với Tết cúng ông Táo của miền xuôi vào ngày 23 tháng Chạp, lễ vật gồm có 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 ché rượu, ít vàng bạc giấy, hoa quả đem vào bếp cúng rồi ra núi tìm đá về bắc lại bếp khác.

Tết chính là Tết Nguyên đán (Nen bươn tiên) kéo dài đến hết trung tuần tháng Giêng, mọi người mặc xiêm y mới nhất, đẹp nhất, và mổ trâu, heo, gà, làm bánh, ăn uống mơ say linh đình, đặc biệt trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ cúng tổ tiên thần thánh, là bắn súng hỏa mai để đuổi tà ma và đốt pháo đón mừng chúa xuân.

Trong khi đó, các cô gái mang ống bương ra suối lấy nước “đầu niên” về dùng lấy hên. Trong dịp xuân, những trò chơi cũng tiếp diễn với những hình thức và sắc thái đặc biệt khác nhau như múa xòe, múa quạt, hoặc đánh bài, xóc đĩa.

Trò chơi hấp dẫn và lôi cuốn các nam thanh, nữ tú là “tung cầu” còn được gọi là “ngày hội còn”. Cuộc vui được chia làm hai phe, một bên nam một bên nữ, giữa là những người thổi khèn đánh trống, bên nam tay cầm quả cầu với dải ngũ sắc, nhắm tung về phía cô nào mà mình đế ý, cô đó cũng có tình ý với mình cố bắt trái cầu và ném trả lại, mỗi lần ném trúng như vậy là những trận cười ròn rã với hàng tràng pháo tay tán thưởng.

Cuộc vui tiếp diễn cho đến khi mệt mỏi, từng cặp bên nhau thủ thỉ tâm tình chuyện tương lai. Sau ngày rằm tháng Giêng là Tết ăn bánh (pin pang), dần làng trổ tài làm bánh, nhất là các cô sơn nữ được dịp tỏ ra là nội trợ đảm đang, đúng ngày giờ hạn định, các loại bánh được đem đến nhà Cai tổng thi, ai làm ngon nhất, khéo và đẹp mất nhất sẽ được thưởng và được dân trong bản hoan nghênh nhiệt liệt.

Đây lại là một địp để ăn uống, rượu chè, múa hát tưng bừng thỏa thích trước khi trở lại mực sống bình thường.

XUÂN QUA CÁC NẺO ĐƯỜNG SƠN CƯỚC
Ngày xuân qua các nẻo đường sơn cước

NGƯỜI MÁN VỚI CHỢ TẾT TAM LỘNG – XUÂN SƠN CƯỚC

Tam Lộng là tên của một xã thuộc tỉnh Vĩnh Yên, những ngày thường trong năm, chợ Tam Lộng là trung tâm trao đối hàng hóa giữa đồng, bào Kinh-Thượng, đến ngày tháng Chạp, phiên chợ Tết (Xuân) này biến thành chợ cưới của những lứa tuổi đôi mươi với những mối tình thầm kín ấp t hàng năm được dịp công khai bộc lộ và thừa nhận bởi các bậc phụ huynh, bô lão.

Chợ cưới này còn được các thôn bản lân cận thuộc dòng Mán Lan-Tiên ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang về tham dự, có những người phải rủ nhau đi từ ngày hôm trước, vô chợ chỉ họp trong ngày 25 mà thôi. Có được ngắm các cô sơn nữ trong ngày trăm hoa khoe sắc thắm, mới thấy được cái đẹp hồn nhiên của những bông hoa rừng biết nói này.

Cô nào cũng xiêm y mới đẹp lộng lấy, yếm màu sặc sỡ, chân tay và cổ đều đeo vòng bạc, cườm xà tích lẻng kẻng tranh đua với tiếng cười, giọng nói, lấp lánh thi ánh với những khóe mắt sáng ngời tình tứ hữu duyên. Có những cô nàng phải tự dệt lấy xiêm y để mặc hôm chợ cưới để tỏ ra đảm đang khéo léo.

Còn các chàng trai thì hiên ngang trong những bộ trang phục thời danh với dáng điệu mạnh khỏe quắc thước, lanh lợi, nụ cười luôn luôn nở trên môi để chào đón người bạn trăm năm, có những chàng phải tằn tiện hàng năm để có đủ tiền mua tặng người yêu những kỷ vật đáng giá. Trong khi gặp nhau, hai bên trai gái chuyện trò vui vẻ mời mọc nhau ăn uống, hẹn hò nguyện sẽ nên lứa nên

duyên, thành vợ thành chồng, đầu bạc răng long cho đến khi trời chiều xế bóng mới chia tay. Các cụ bô lão theo con cái ra về sau khi đã thỏả thuận với nhau những chi tiết về lễ vật, ngày giờ cưới hỏi và rượu chè say bí tỉ.
Các cô cậu dòng Mán này mong chợ tết Tam Lộng hơn là những trò chơi xuân hay những ngày tế lễ khác.

TẾT CỦA NGƯỜI NÙNG VỚI HÁT “HỘI CHÈ” – XUÂN SƠN CƯỚC

Hằng năm, cứ đến khi có gió heo may thổi về, trời lạnh quá là người Nùng bàn tính và sửa soạn ăn Tết. Người Nùng ăn Tết giống người Kinh, cũng bánh chưng và bánh lớn.

Đến 25 tháng Chạp là ngày lễ Thượng cúng (Xưởng công), lễ này không cần gà, thịt, mà chỉ có bánh chưng, bánh lớn, hoa quả, mía cam, tuy không phải tuyệt đối nhưng không một ai dùng chuối trong lễ này.

Sau khi cúng giao thừa, vào khoảng 4, 5 giờ sáng, mỗi gia đình có một người mang thùng xuống sông hay suối đem theo ba cây hương, một xấp tiền vàng. Trước khi gánh nước phải thắp hương khấn vái tứ phương và đốt tiền vàng và khi gánh nước về phải bỏ một cánh hoa vào thùng nước mà người Nùng gọi là gánh nước “hoa hồng”.

Ngày kiêng cũ nhất của người Nùng là ngày mồng 3 vì ngày này là ngày đuổi “bần quỷ”, tức quỷ nghèo. Sáng mồng 3, nhà nào nhà nấy quét nhà vừa hô “Bần quỷ xuất, phú quỷ nhập”, tức là quỷ nghèo ra, quỷ giàu vào, ý nghĩa của cuộc quét “bần quý” là những tàn tích xui xéo năm cũ đều bị đuối đi hết, năm mới may mắn đến.

Nhân dịp xuân về, người Nùng tổ chức hát “hội chè” để đón mừng xuân mới, những vai trò hoàn toàn do nam giới đảm nhiệm gồm có:

– 1 hội chè lang

– 2 hội chè nương (nam giả gái)

– 1 đánh trống

– 1 đánh mõ

– 1 đánh tầm

– 2 thổi kèn.

Hai “hội chè nương” cầm hai cái quạt phe phẩy múa theo nhịp trống, mõ, tầm, kèn và ca hát, mỗi lần “hội chè lang” hát xong là “hội chè nương” hát đáp lại.

Nội dung các bài ca trong “hội chè” hoàn toàn tả cái đẹp của mùa xuân, ca tụng chúa xuân đem lại niềm vui cho toàn dân. Tổ chức văn nghệ này quy tụ các thanh niên nam các thôn làng lân cận và rất được các cô gái ái mộ si mê như các nam tài tử màn bạc bây giờ vậy.

Vì hai hội chè nương là hai chàng trai hóa trang nên mỗi khi mãn hát, các cô tìm cách để được chuyện trò ca tụng, làm quen. Cuộc vui kéo dài 5, 6 đêm cùng với các đề mục khác như cờ bạc, rượu chè, bài lá kéo dài cho đến trung tuần tháng Giêng mới mãn dần và trở lại bình thường.

TẾT CỦA NGƯỜI MƯỜNG – XUÂN SƠN CƯỚC

Sắc dân Mường có khoảng 7, 8 chục ngàn người, chiếm trọn tỉnh Hòà Bình thuộc miền trung du Bắc phần, ở về phía Tây Bắc Hà Nội 71 cây số, một số khác cư trú quận Lạc Thủy (Hà Nam), 2 quận Hồi Xuân (Quan Hóa) và vùng Đèo Khế (Phú Thọ).

Hiện có khoảng gần một ngàn người sống ở hai ấp Đời Mới, An Lập và Đồng Xoài, quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh.

Trước đây, người Mường sống dưới chế độ phong kiến, bao gồm 2 giai cấp Quan lang và Âu mệ (bình dân). Hằng năm, dựa theo âm lịch, nhưng tính kém đi 1 ngày, cứ vào dịp cuối năm, dân Mường lại sửa soạn ăn Tết.

Từ trung tuần tháng Chạp đã rục rịch sắm sửa thực phẩm, mang mặc để đón xuân.

Tục thưởng xuân của người Mường có phần giống người Bắc. Tuy nhiên có một vài sắc thái đặc biệt như sau:

ĐÊM 30, GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG – XUÂN SƠN CƯỚC

Đêm 30, mọi người phải ăn mặc sạch sẽ, dọn lễ, trước là cúng chay đức Phật, sau dọn bánh trái, rượu, thịt để cúng tổ tiên. Đêm này, mọi người đều thức để mừng tổ tiên về sum họp, ăn Tết cùng con cháu.

Đúng nửa đêm, giờ giao thừa sẽ có đốt pháo hoặc bắn “tụ” (súng thần công), tục gọi là bắn “chàng tịch”. Cũng trong đêm này, người ta thường thức canh chừng xem “con vật nào thức trước” (căn cứ vào sự cử động hoặc tiếng kêu của gia súc).

Mỗi con vật thức trước được coi là điềm báo để suy đoán tình trạng năm mới: trâu thức trước năm đó sẽ được mùa; mèo thức trước thì rừng rú sẽ nhiều cọp beo; chó thức trước thì sẽ có nạn trộm cướp.

NHỮNG CUỘC VUI ĐẦU XUÂN – XUÂN SƠN CƯỚC

Sắc bùa – Sau mỗi năm thanh bình an lạc hoặc phong đăng hòa cốc, thì vào dịp đầu năm mới, người ta còn được nghe âm thanh trầm bổng của nhiều tiếng cồng (chiêng) hòa hợp. Đó là tiếng sắc bùa (đánh chiêng có nhịp điệu). Nhóm người “sắc bùa” chia làm hai bè: bè con, gióng hiệu lệnh (chừng 3 người đánh chiêng nhỏ); bè mẹ đánh đáp theo đều (gồm nhiều người đánh những chiêng (lớn)).

Một người trong bè mẹ mang chiêng lớn nhất, có thể tùy ý đánh dồn để gây thêm dư âm cho bè này. Ban “sắc bùa” cứ thế tiếp tục gióng họa tạo nên một âm thanh nhịp nhàng, sôi động, một thứ âm thanh thuần túy, đặc biệt của ngày Tết, có thể gọi đó là tiếng vọng của cuộc đời an lạc và ấm no của người Mường.

Tôi muốn nhấn mạnh điểm này là để phân biệt các nhạc khí khác: ống tiêu, ống ôi, nhị hồ, đàn khèn chỉ dùng trong dịp tế lễ.

RẰNG THƯỜNG

Nếu ban “sắc bùa” lưu động trong làng hoặc từ làng này qua làng khác rất có thể sẽ bị bắt buộc phải “rằng thường” có nghĩa là ca ví. Người “rằng thường” là một người thành thuộc về hát ví, đã từng luyện hát đối đáp, không những thuộc nhiều bài hát ví (mẫu) danh tiếng mà lại còn có khẩu khiếu, ứng đối và sáng tác nên những bài mới lạ thích nghi theo từng trường hợp.

Người này cất tiếng hát với giọng ca ngân dài: “thương thuyết” hởi lại thương nôống thương khôông ở tôống phẳng lặng ở tôống lắng yên, ên tất yên mướng, yên vua lề vừa lanh chua (thường thiết si lại thương nồng, thường không ở đồng phẳng lặng ở đồng lặng yên, yên đất yên Mường yên vua lại vừa lành chúa).

Bài “Trằng thường” có nhiều đoạn pha hình thức “nói lối” với nội dung ca tụng cảnh thanh bình, nói lý do và giới thiệu đoàn “sắc bùa” cùng khen ngợi gia chủ làm ăn thịnh vượng, sau hết đến phần “bổ bái” (kết thúc bản ca) là đoạn chúc Tết, nếu hợp lý, gia chủ có thể tặng tiền, gạo hoặc bánh chưng.

Tiếng hát vừa dứt lại điểm thêm tiếng chiêng “sắc bùa” vang lên. Nếu sau một hồi, tiếng chiêng ngưng mà mâm quà chưa thấy bưng ra ấy là bởi trong lúc “rằng thường”, đã có một thầy “thường” bên gia chủ vẫn chú tâm theo dõi để hát đối đáp.

Việc nhận quà tặng trở thành gay go và khó khăn, nhưng đoàn “sắc bùa” đã quyết tâm đoạt cho bằng được để giữ tiếng và lấy may đầu năm. Thầy “thường” của đoàn cùng với một số tay em phụ tá, thay phiên nhau hát đối lại cho ăn ý, ví von, ra đòn sao cho địch thủ hết đường đáp lại là thắng.

CÓT CÒN (ném đúm)

Cũng trong dịp đầu xuân, người ta còn thấy từng toán thanh niên ăn vận khăn đóng áo dài rủ nhau tới những mường (làng) mà họ để ý từ lâu.

Có các cô thiếu nữ xinh đẹp để “cót còn” (ném đúm). Trái “còn” làm bằng vải nhiều màu khâu thành hình vuông như cái bánh chưng nhỏ, có cạnh chừng 5 cm, trong đó nhồi cát. Mỗi (cạnh) góc trái “còn” có kết tua chi ngũ sắc, chính giữa có dây cẩm để vung lấy đà mỗi khi tung trái còn đi.

Thường thường các cô gái đẹp, như bầy tiên nữ, có thói quen đầu xuân vẫn hay nhớn nhơ rủ nhau ra đầu thôn nơi thám có xanh mướt để chờ đón các chàng trai tới “cót còn” cầu duyên.

Bên các nàng thiếu nữ, sau phút do dự đã lên tiếng mời gọi khách: “Năm mới, mới các chụ cót còn bôl dộng mận ụn mạng tán tôi vậy” (Năm mới, thì các chú cót còn chơi với chị em chúng tôi nào).

Bên thanh niên nhận lời. Trái còn giáo đầu được tung lên, vẽ nên những bóng cầu ái ân muôn sắc vì chính đây là một dịp giao cảm thuận lợi, để khi đêm (xuân) về, từng cặp, họ sẽ cùng nhau dan díu yêu đương. Để rồi từ đó, những mối tình thơ mộng nhất và cao đẹp nhất đã nảy nở trong những đêm huyền diệu buổi đầu xuân.

Trở về với hiện tại, chúng ta hãy trông, sau phút giáo đầu, hai bên đã gieo “còn” nhắm trúng theo người mình lựa chọn. Để tránh gây hiểu lầm và khỏi bị chê cười, mỗi người phải hết sức nhanh nhẹn và khéo léo trong dáng điệu thanh nhã, cố bắt cho bằng được trái “còn” tung về phía mình.

Từ những cặp ưng ý, sẽ vang lên trong nắng ấm giọng cười giòn giã trong trẻo, những lời ngợi khen, tiếp theo tiếng thỏ thẻ, du dương đầy khiêm nhượng.

UỐNG RƯỢU CẦN THI ĐÚT BÁNH CHƯNG – XUÂN SƠN CƯỚC

Đêm về, từng cặp, mỗi nàng sẽ mời chàng tới nhà bà con nhờ cậy nào đó để tiếp đãi cho được tự nhiên, tránh cặp mắt nghiêm khắc của cha mẹ. Họ sẽ thi nhau uống rượu ngọt như rượu nếp bỏ trong vò có cắm cần trúc.

Trong bữa ăn, nếu chàng trai làm khách, tỏ ra dè dặt và ít tự nhiên, chính nàng sẽ tự tay gắp thức ăn hoặc bánh chưng đút cho chàng.

BỘ MẸNG

Cơm nước xong, mọi người trong nhà đã đi ngủ, chỉ có chàng với nàng vẫn còn thức, tới ngồi bên nhau, cạnh bếp lửa hồng than nổ reo vui lách tách, vừa để sưởi ấm, vừa để hút thuốc lào chung một điếu cày tỏ lộ sự tâm đồng ý hợp. Sau vài giây say khói thuốc, khều thêm than, rồi kẻ cúi đầu, người tựa gối, họ bắt đầu “bộ mẹng”.

Bộ mẹng chính là lối bày tỏ nỗi niềm tâm sự bằng thơ với giọng ngâm dịu dàng lúc thầm thì, lúc nhỏ nhẹ trong đêm. Chàng trai mở lời hoa nguyệt trước: “tếu chi pậu vị lỵ chi pâu rắng… pôóng hơi! (điều chi bậu ví, lý chi bậu sàng, bông ơi!).

Giờ phút này, đôi uyên ương đã là hiện thân của nàng Nghê Nga và chàng Hai Mối, là hai trong ba nhân vật bất hủ của tình sử người Mường. Cuộc chuyện trò của đôi bên tuy thân mật nhưng hoàn toàn trong sạch và đứng đắn cứ thế kéo dài thâu đêm tới tờ mờ sáng họ mới chia tay.

Đây là bước đầu cuộc tình duyên của một cặp trai gái nguyện thề kết tóc xe tơ. và kể từ đó, kỷ niệm thuở ban đầu đã khắc ghi trong tâm hồn họ, để sau này họ có dip ôn lại (trong mai sau) vào mỗi độ xuân về.

NGÀY 7 THÁNG GIÊNG: KHAI HẠ (mở cuộc vui)

Ngày 7 tháng Giêng: cả mường ra miếu cúng “tháng váng” (thành hoàng). Kể từ đây các cuộc vui xuân, những buổi hội hè, đình đám hay lễ chùa (Mỗi mường có riêng một ngôi chùa lớn).

Những cuộc bắn bia hay đua ngựa được mở ra và có thể tiếp diễn trên hai tháng đầu xuân.

CÁC SẮC DÂN TÊU, PACOK (QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN) MỪNG HỘI ADZA VÀ AYA

Hằng năm, sau mùa gặt hái, đồng bào tổ chức ngày hội ăn uống linh đình để mừng kết quả mùa màng thu hoạch xong và chuẩn bị làm rấy mới, sắc dân Têu Quảng Trị có lễ Adza, người Pacok Thừa Thiên có hội Aya.

Trong dịp Xuân này tưng bừng náo nhiệt, giết trâu, cúng heo cùng các trò vui ca hát giữa nam nữ, các cụ già đánh chén rún rẩy chiếc phèn la và thi nhau đánh nhịp “chiêng” chù rù bằng đồng.

Tại các nhà làng thì trang hoàng lộng lẫy cờ phướn rợp trời, ở những gia đình giàu có, trịnh trọng bày những chiếc ché bằng sành quý giá lâu đời cùng với đồ đồng như xanh, nồi bung, nồi bẩy – những chiếc áo xưa như rồng năm móng của các quan lại thiên triều được các bô lão mang ra mặc một cách long trọng, thanh thiếu niên nam nữ bận áo mới có cườm ở hai hàng nút trông rất xinh đẹp, và những chiếc “ginh” người Lào gọi là Phá-xà-lùng được các cô mang ra chưng diện ba ngày Tết.

SẮC DÂN HRÉ (QUẢNG NGÃI) VỚI HỘI NHẢY KẸP – XUÂN SƠN CƯỚC

Những ngày lễ tết của người Thượng Hré kéo dài 1, 2 tháng, nhà giàu nấu 20, 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ hàng 2, 3 con trâu bò đãi bà con trong thôn ấp. Tất cả dân trong làng tập trung ăn Tết ở nhà Tù trưởng (Kà Rá) rồi lần lượt đến các nhà khác, bao giờ trong nhà hết bánh, hết rượu mới thôi.

Vừa ăn uống, vừa ca hát nhảy múa, đàn ông vừa đánh “chinh” vừa nhảy, đàn bà con gái đeo ống bương, lấy hai tay vỗ vào hai đầu thành những tiếng bập bùng; một bên nam, một bên nữ vừa đi vừa uốn éo theo nhịp trống, miệng ca nhịp nhàng tạo nên một khúc nhạc u buồn, man dại đam mê.

Ở một địa điểm khác, các thanh niên nam nữ có trò chơi hấp dẫn và đẹp mắt hơn đó là điệu “nhảy kẹp”. Dụng cụ gồm có hai đòn nhảy là hai ống tre hoặc nứa già độ hai thước, mắt được chuốt sạch sẽ và phơi khô để khi đập vào nhau kêu cho lớn tiếng.

Hai người một nam một nữ ngồi điều khiển hai đầu đòn, cứ hai tiếng đáp xuống đất, rồi hai đòn đập vào nhau theo nhịp chiêng trống; khi nhảy, hai người nam nữ quay mặt vào nhau, trong lúc hai ống bương đập hai tiếng xuống đất thì cặp trai gái bước hai bước vào trong và khi vừa bước ra ngoài thì hai ống đập vào nhau cái “cốp”.

Cặp nào nhảy đúng nhịp trống như cặp lân đang giờn nhau, có lúc hai người cùng nhảy về một phía, có khi giữa lúc tiếng “cốp” đập vào nhau thì hai người ở hai bên ống bương, trông thật là ngoạn mục. Sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi trai tài gái sắc không những làm cho chính họ thích thú mà còn làm cho mọi người xung quanh tán thưởng say sưa với những nhịp vỗ tay đều đều.

Từng cặp lại từng cặp thay phiên nhau biểu diễn liên tục quên cả ngày giờ, vì đây không những là một trò chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật cho bà con mua vui mà còn là dịp để tỏ tình mây mưa gắn bó.

Thế là sau ngày hội hè ăn uống vui chơi (dòng Hré theo chế độ mẫu hệ) cô gái nào để ý đến chàng trai lối xóm liền nhờ lái sang nhà trai dò hỏi để chờ ngày nộp sính lễ và chọn ngày lành tháng tốt tạo hạnh phúc lứa đôi.

TÍNH TUỔI BẰNG LÁ BÁNH TÉT – XUÂN SƠN CƯỚC

Người Hré cũng dùng bánh tét để ăn Tết như người Kinh. Nhưng đặc biệt là không có nhân – khi gói bánh, ngoài số bánh để đãi khách và bà con, hễ trong nhà có bao nhiêu người thì gói bấy nhiêu “bánh cũ” nữa.

Bánh cũ của ai người nấy ăn chứ không mời khách – Lá bóc ở bánh cũ ra bao giờ cũng đem buộc lại, lau rửa sạch sẽ, treo ở mái nhà nơi cửa ra vào, mỗi người treo cách nhau và có dấu riêng, để năm này qua năm khác, cứ đếm bao nhiêu gói lá là bấy nhiêu Tết đã ăn, bấy nhiêu tuổi đã có, khi chết đi, các gói lá đó được đem ra treo ở mộ phần, có thể đếm số lá treo để biết tuổi của người quá cố.

NGƯỜI DÂN KOHO (TUYÊN ĐỨC – LÂM ĐỒNG) ĂN TẾT BÊN ĐỐNG LỬA – XUÂN SƠN CƯỚC

Ngày Tết (Xuân) của người Koho không hẳn là ngày 1 tháng Giêng âm lịch như ở miền xuôi. Sau mùa lúa, chánh tổng cùng các bô lão trong buôn chọn ngày ăn mừng, thế là tiếng chiêng, trống nổi lên từng hồi, từng hồi kế tiếp, tạo nên một âm thanh dồn dập, để thay những tràng pháo hoặc súng thần công, báo hiệu và triệu tập đồng bào đến nhà chánh tổng ăn mừng mùa lúa tốt.

Từng đống củi, gỗ được chất chồng giữa sàn nhà chánh tổng, những cây nêu (kơn dak) treo lủng lẳng, chạm trổ những hình thù thần thánh; hàng chục chóe rượu cần; một con trâu, heo đã chuẩn bị sẵn sàng. Đến khi Mặt trời đã khuất sau đồi thông, tiếng chiêng trống nổi lên, ngọn lửa bắt đầu bám vào các ngọn củi khô phừng phực cháy, thế là quanh lửa hồng, từng đoàn người ca hát nhảy múa nhịp nhàng say sưa theo tiếng trầm bổng, u buồn dồn dập.

Con trâu cột bên cây nêu được hy sinh, đem nướng bên bếp lửa, mùi thịt nướng thơm lừng làm cho mọi người hẳng hái, hàng mấy chục cần trúc mọc tua tủa trên những chóe rượu ngọt lịm sẵn sàng. Mọi người vừa nhảy vừa ca theo nhịp vỗ tay đều đều, nhảy chán rồi vào uống rượu cần với thịt nướng, vừa ăn uống vừa chuyện trò vui đùa, cởi mở.

Cuộc vui tiếp diễn, càng về khuya, sương càng lạnh, ngọn lửa gần tàn, cho đến khi rượu đã nhạt, thịt đã hết, người người say mèm, tiếng trống, tiếng đồng la uể oải, tiếng nói tiếng cười thưa dần êm dần trả lại cho đêm rừng thâm utich mịch. Ngày hôm sau, mọi người lại qua ăn Tết ở các nhà khác, cứ thế cuộc vui ca hát nhảy múa bên đống lửa kéo dài cả tháng trời.

TẾT CỦA NGƯỜI BAHNAR – XUÂN SƠN CƯỚC

Hằng năm, cứ bắt đầu đốt rấy, ngày gặt hái là dịp để cho đồng bào Bahnar (tỉnh Kon Tum) giết trâu, mổ heo, uống rượu cần linh đình ngày này qua ngày khác, các cuộc vui ăn uống, hát xướng nhảy múa tựu trung cũng gần giống các sắc dân khác, ngoài ra, đồng bào Bahnar Alakong còn có các lễ sau đây:

– Lễ Tạ mả vào tháng Một và Hai âm lịch

– Lễ Mi Rah, khi trời bắt đầu mưa

– Lễ Mi-Dak-Mat-Aton để cầu hồn người chết

– Lễ Puc-Sodu để xua đuổi các hung thần

– Lễ Nùng

– Chàm để cầu mưa gió thuận hòa

– Lễ Koh-Sa-Kopo

-Tahal để cầu bình an vào tháng Sáu dương lịch

– Lễ Et-Tojur-Sa sau mùa gặt hái

Mỗi lễ đều có sát sinh để tế thần, những con vật hy sinh thường là trâu, bò, heo, gà, v.v..

Thời gian hành lễ có khi kéo dài đến 3, 4 ngày. Âm nhạc dùng trong các ngày tế lễ,hội hè gồm có các nhạc khí cổ truyền như cồng, ma la, trống, khèn, v.v.. *** Trên đây là những tục lệ cổ truyền của ngày xuân thanh bình xa xưa hoặc lẩn khuất trong tiếng súng giao thừa của cuộc chiến tranh đang tàn phá quê hương.

Xuân đến ngày hôm nay, pháo Tết còn nổ xen với tiếng rít của máy bay phản lực hòa với hỏa tiễn bay phá tung hậu cứ địch, để mong đem lại một cuộc sống thanh bình an lạc cho xứ sở trong tương lai, để những ngày xuân năm tới, những tập tục cổ truyền của dân tộc lại trở về với miền đất thân yêu.

#XUÂN QUA CÁC NẺO ĐƯỜNG SƠN CƯỚC

#Tết cổ truyền_ Xuân

#Xuân Sơn Cước

#Xuân

Thông tin sản phẩm Phần Mềm Gia Phả

Tết Việt Văn Hóa
Xuân sum vầy

Ngày Tết cổ truyền (Tết nguyên đán) là một truyền thống của Việt Nam, ngày tưởng nhớ và hội tụ của ông bà đã khuất theo quan niệm xa xưa. Gia Phả là một sản phẩm giúp chúng ta ghi nhận thông tin dòng họ qua nhiều thế hệ

Chúng tôi có những sản phẩm phần mềm gia phả chuyên dụng hỗ trợ người dùng làm gia phả nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại:

Quản lý Gia Phả (bản Offline)

Gia phả Đại Việt (bản Offline)

Gia phả số Đại Việt Trực Tuyến (bản Online):

• Ra mắt từ tháng 7/2023, Gia Phả Số Đại Việt như một giải pháp Số toàn diện giúp các dòng họ xây dựng Gia phả đẹp, chuyên nghiệp, tiện lợi

• Tính năng kế thừa từ 2 sản phẩm ĐỨNG ĐẦU thị trường được phát triển từ 2011 (Phần mềm quản lý gia phảGia phả đại việt)

Tác phẩm Quan thượng thưởng xuân
Mẫu phả đồ gia phả số Đại Việt trực tuyến_Xuân sơn cước

III. Thông tin liên hệ

Gia phả số trực tuyến hay phần mềm trên máy tính
Logo công ty

•Gia Phả Số Đại Việt Trực Tuyến

•Tòa Trinity Tower, số 145 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội

•Số điện thoại hỗ trợ: 0979.33.88.11 (ZALO) hoặc 024.378.77529

•Hòm thư hỗ trợ: hotro@giaphadaiviet.com